Các thành phần
Khẩu cái mềm (soft palate)
Khẩu cái mềm là một mô mềm giống nắp mà “nối kiểu bản lề” vào phía sau khẩu cái cứng (Hình 1A) với một bờ sau tự do. Nó có thể được nâng lên và hạ xuống bởi các cơ (Hình 1B).
Khẩu cái mềm và các cấu trúc liên quan có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng thông qua một miệng mở.
Các cơ
Các cơ xương của đầu và cổ có thể được phân nhóm trên cơ sở chức năng, sự chi phối thần kinh và nguồn gốc phôi thai.
Trong vùng đầu
Các nhóm cơ trong vùng đầu bao gồm:
- Các cơ ngoại vi ổ mắt (di chuyển nhãn cầu và mở mí mắt trên)
- Các cơ của tai giữa (điều chỉnh sự di chuyển của các xương tai giữa)
- Các cơ biểu hiện cảm xúc khuôn mặt (di chuyển mặt)
- Các cơ nhai (di chuyển xương hàm – khớp thái dương-xương hàm dưới)
- Các cơ của khẩu cái mềm (nâng và hạ khẩu cái)
- Các cơ của lưỡi (di chuyển và thay đổi đường nét của lưỡi)
Trong vùng cổ
Trong vùng cổ, các nhóm cơ chính bao gồm:
- Các cơ của họng (co và nâng họng).
- Các cơ của thanh quản (điều chỉnh các kích thước của đường dẫn khí)
- Các cơ băng (định vị thanh quản và xương móng trong vùng cổ)
- Các cơ của vành cổ ngoài (outer cervical collar) (di chuyển đầu và chi trên)
- Các cơ tư thế trong khoang cơ của cổ (định vị cổ và đầu)
Liên quan với các vùng khác
Vùng ngực
Lỗ ngực trên (superior thoracic aperture [thoracic inlet]) mở một cách trực tiếp vào trong nền cổ (Hình 2). Các cấu trúc đi giữa đầu và ngực đi lên trên và xuống dưới qua lỗ ngực trên và khoang tạng của cổ. Ở nền của cổ, khí quản nằm ngay trước thực quản, là thành phần mà nằm ngay trước cột sống. Có các tĩnh mạch, động mạch và thần kinh lớn ở phía trước và phía ngoài khí quản.
Chi trên
Có một khe nách (đường vào chi chi trên) trên mỗi bên của lỗ ngực trên ở nền của cổ (Hình 2):
- Các cấu trúc như các mạch máu đi qua trên xương sườn I khi đi giữa khe nách và vùng ngực.
- Các thành phần cổ của đám rối cánh tay đi một cách trực tiếp từ cổ qua các khe nách để đi vào trong chi trên.
Các đặc điểm quan trọng
Các mức đốt sống CIII/IV và CV/VI
Trong vùng cổ, hai mức đốt sống quan trọng (Hình 3) là:
- Giữa CIII và CIV, ở xấp xỉ bờ trên của sụn giáp của thanh quản (mà có thể sờ thấy) và là nơi mà động mạch chính ở mỗi bên của cổ (động mạch cảnh chung) phân đôi thành các động mạch cảnh trong và ngoài
- Giữa CV và CVI, mà đánh dấu giới hạn dưới của họng và thanh quản, và giới hạn trên của khí quản và thực quản – chỗ lõm giữa sụn nhẫn của thanh quản và vòng khí quản đầu tiên có thể sờ thấy được.
Động mạch cảnh trong không có các nhánh trong cổ và đi lên vào trong hộp sọ để chi phối cho hầu hết não. Nó cũng chi phối cho mắt và ổ mắt. Các vùng khác của đầu và cổ được chi phối bởi các nhánh của động mạch cảnh ngoài.
Đường dẫn khí trong vùng cổ
Thanh quản (Hình 4) và khí quản thì nằm ở phía trước của đường tiêu hóa và có thể được đi vào một cách trực tiếp khi các phần trên của hệ thống bị tắc. Một phẫu thuật cắt sụn nhẫn-giáp (cricothyrotomy) sử dụng con đường tiếp cận dễ nhất qua dây chằng nhẫn-giáp (cricothyroid ligament) (màng nhẫn-thanh âm, màng nhẫn-giáp) giữa sụn nhẫn và sụn giáp của thanh quản. Dây chằng có thể được sờ thấy trên đường giữa và thường chỉ có các mạch máu nhỏ, mô liên kết và da (đôi khi qua một thùy nhỏ của tuyến giáp – thùy tháp) phủ trên nó. Ở mức dưới, đường thở có thể được đi vào bằng phẫu thuật qua thành trước của khí quản bởi mở khí quản (tracheostomy). Chặng vào này thì phức tạp bởi vì các tĩnh mạch lớn và một phần của tuyến giáp phủ trên vùng này.
Các thần kinh sọ
Có mười hai cặp dây thần kinh sọ và đặc điểm xác định của chúng là chúng thoát khỏi khoang sọ qua các lỗ hay các khe.
Tất cả các dây thần kinh sọ đều chi phối cho các cấu trúc ở đầu hay cổ. Ngoài ra, dây thần kinh lang thang [X] đi xuống qua cổ và vào trong vùng ngực và vùng bụng nơi mà nó chi phối cho các tạng.
Các sợi phó giao cảm trong vùng đầu được mang ra khỏi não như là một phần của bốn dây thần kinh sọ não – dây thần kinh vận nhãn [III], dây thần kinh mặt [VII], dây thần kinh thiệt-hầu [IX] và dây thần kinh lang thang [X] (Hình 5). Các sợi phó giao cảm trong thần kinh vận nhãn [III], thần kinh mặt [VII], và thần kinh thiệt-hầu [IX] đi đến các mô đích trong vùng đầu sẽ rời khỏi các dây thần kinh này và được phân bố cùng với các nhánh của thần kinh sinh ba [V].
Thần kinh lang thang [X] rời khỏi vùng đầu và vùng cổ để đưa các sợi phó giao cảm đến tạng ngực và bụng.
Các dây thần kinh cổ
Có tám dây thần kinh cổ (C1 đến C8):
- C1 đến C7 xuất phát từ ống sống ở phía trên các xương đốt sống tương ứng của chúng.
- C8 xuất phát ở giữa xương đốt sống cổ CVII và TI (Hình 6A).
Các nhánh trước của C1 đến C4 hình thành nên đám rối cổ (cervical plexus). Các nhánh chính từ đám rối này chi phối cho các cơ băng (strap muscles), cơ hoành (thần kinh hoành), da trên các phần trước và ngoài của cổ, da trên thành ngực trước trên và da trên các phần dưới của đầu (Hình 6B).
Các nhánh trước của C5 đến C8, cùng với một thành phần lớn của nhánh trước T1, hình thành nên đám rối cánh tay (branchial plexus), mà chi phối cho chi trên.
Sự tách biệt chức năng của các đường tiêu hóa và hô hấp
Họng là một buồng chung cho cả đường tiêu hóa và hô hấp. Kết quả, thở có thể diễn ra qua miệng cũng như là qua mũi và chất từ khoang miệng có thể có khả năng đi vào trong cả thực quản hay thanh quản. Quan trọng:
- Đường dẫn khí dưới có thể được đi vào thông qua khoang miệng bởi đặt nội khí quản.
- Đường tiêu hóa (thực quản) có thể được đi vào thông qua khoang mũi bằng các ống cho ăn.
Bình thường, khẩu cái mềm, nắp thanh quản và các cấu trúc mô mềm bên trong thanh quản đóng vai trò như là các van ngăn cản thức ăn và dịch lỏng không đi vào trong các phần dưới của đường tiêu hóa (Hình7A).
Trong suốt quá trình thở bình thường, đường dẫn khí thì mở và không khí đi một cách tự do qua các khoang mũi (hay khoang miệng), họng, thanh quản và khí quản (Hình 7A). Lòng của thực quản bình thường đóng bởi vì, không giống như đường dẫn khí, nó không có các cấu trúc hỗ trợ dạng xương để giữ nó mở.
Khi khoang miệng đầy dịch lỏng hay thức ăn, khẩu cái mềm thì hạ xuống để đóng eo miệng-họng, bằng cách đó, cho phép sự xử lý thức ăn và dịch trong khoang miệng trong khi đang thở (Hình 7C).
Khi nuốt, khẩu cái mềm và các phần của thanh quản đóng vai trò như các van để đảm bảo sự di chuyển thích hợp của thức ăn từ khoang miệng vào trong thực quản (Hình 7D).
Khẩu cái mềm nâng lên để mở eo miệng-họng đồng thời đóng phần mũi của họng khỏi phần miệng. Điều này ngăn cản thức ăn và dịch di chuyển lên trên vào trong mũi-họng và các khoang mũi.
Nắp thanh quản của thanh quản đóng khe thanh quản và hầu hết khoang thanh quản trở nên được đóng bởi sự đối của các nếp thanh âm và các nếp mô mềm ở phía trên chúng. Ngoài ra, thanh quản được kéo lên trên và về phía trước để tạo điều kiện cho sự di chuyển của thức ăn và dịch qua trên và quanh thanh quản đã đóng và vào trong thực quản.
Ở trẻ mới sinh, thanh quản thì nằm ở cao trong cổ và nắp thanh quản thì nằm phía trên mức khẩu cái mềm (Hình 8.16E). Các đứa trẻ vì thế có thể cho bú và thở cùng lúc. Chất lỏng chảy quanh thanh quản mà không có bất cứ nguy hiểm nào về việc các chất đi vào trong đường dẫn khí. Trong suốt năm thứ hai của cuộc đời, thanh quản đi xuống vào trong vị trí cổ dưới đặc trưng của người trưởng thành.
Các tam giác của vùng cổ
Hai cơ (cơ thang và cơ ức-đòn-chũm) mà hình thành nên một phần của vành cổ ngoài phân chia cổ thành các tam giác trước và sau ở mỗi bên (Hình 8).
Các giới hạn của mỗi tam giác trước là:
- Đường dọc giữa của cổ
- Bờ dưới của xương hàm dưới
- Bờ trước của cơ ức-đòn-chũm
Tam giác sau được giới hạn bởi:
- Một phần ba giữa của xương đòn
- Bờ trước của cơ thang
- Bờ sau của cơ ức-đòn-chũm.
Các cấu trúc chính mà đi giữa đầu và ngực có thể được đi đến qua tam giác cổ trước.
Tam giác cổ sau một phần nằm trên khe nách, và liên quan với các cấu trúc (các dây thần kinh và các mạch máu) mà đi vào trong và ra khỏi chi trên.
Các bạn có thể xem bài viết mới trên Facebook tại đây: https://www.facebook.com/61550892771585/
Các bạn có thể xem bài viết trước tại đây: https://docsachxyz.com/tong-quan-khai-niem-vung-dau-va-co/
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !!!