Đầu và cổ là các vùng phức tạp về mặt giải phẫu của cơ thể.
Đầu
Các khoang chính
Đầu bao gồm một loạt các khoang, mà được hình thành bởi xương và các mô mềm. Chúng là:
- Khoang sọ
- Hai tai
- Hai ổ mắt
- Hai khoang mũi
- Một khoang miệng (Hình 1)
Khoang sọ (cranial cavity) là khoang lớn nhất và chứa não và các màng liên quan (các màng não).
Hầu hết bộ máy tai ở mỗi bên được chứa trong một trong số các xương mà hình thành nên nền của khoang sọ. Các phần ngoài của các tai mở ra bên ngoài từ các vùng này.
Hai ổ mắt (orbits) chứa các mắt. Chúng là các buồng có hình nón nằm ngay dưới phía trước của khoang sọ và đỉnh của mỗi hình nón thì hướng ra phía sau-trong. Các thành của các ổ mắt là xương, ngược lại, đáy của mỗi buồng hình nón có thể được mở và đóng bởi các mí mắt.
Các khoang mũi (nasal cavities) là các phần trên của đường hô hấp và nằm giữa các ổ mắt. Chúng có các thành, các nền và các trần, mà chủ yếu bao gồm xương và sụn. Các lỗ mở phía trước của các khoang mũi là các lỗ mũi ngoài (nares hay nostrils) và các lỗ mở phía sau là các lỗ mũi sau (choanae [posterior nasal apertures]).
Liên tục với các khoang mũi là các phần mở rộng chứa đầy không khí (các xoang cạnh mũi [paranasal sinuses]), mà nhô ra phía ngoài, lên trên và ra sau vào trong các xương xung quanh. Lớn nhất, là các xoang hàm trên (maxillary sinuses), thì nằm dưới các ổ mắt.
Khoang miệng (oral cavity) thì nằm dưới các khoang mũi và phân tách với chúng bởi các khẩu cái cứng và mềm (hard and soft palates). Nền của khoang miệng được hình thành toàn bộ bởi các mô mềm.
Lỗ mở trước của khoang miệng là khe miệng (oral fissure) (miệng) và lỗ mở sau là eo miệng-họng. Không giống như lỗ mũi và lỗ mũi sau, mà liên tục mở, cả khe miệng và eo miệng-họng (oropharyngeal isthmus) có thể được mở và được đóng bởi các mô mềm xung quanh.
Các vùng xác định về mặt giải phẫu khác
Ngoài các khoang chính của đầu, hai vùng xác định về mặt giải phẫu khác (hố dưới thái dương và hố chân bướm-khẩu cái) của đầu trên mỗi bên là các vùng của sự chuyển tiếp từ một khoang của đầu thành một khoang khác (Hình 2). Mặt và da đầu cũng là các vùng xác định về mặt giải phẫu của đầu và liên quan với các bề mặt ngoài.
Hố dưới thái dương (infratemporal fossa) là một vùng giữa phía sau (ngành) của xương hàm dưới và một vùng xương dẹt (mảnh ngoài của mỏm chân bướm) ngay phía sau xương hàm trên. Hố này, được giới hạn bởi xương và các mô mềm, là một ống dẫn cho một trong số các thần kinh sọ chính – thần kinh hàm dưới (phân nhánh hàm dưới của thần kinh sinh ba [V3]), mà đi giữa khoang sọ và khoang miệng.
Hố chân bướm-khẩu cái (pterygopalatine fossa) ở mỗi bên thì nằm ngay sau xương hàm trên. Hố nhỏ này liên hệ với khoang sọ, hố dưới thái dương, ổ mắt, khoang mũi và khoang miệng. Một cấu trúc chính đi qua hố chân bướm-khẩu cái là thần kinh hàm trên (phân nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba [V2]).
Mặt (face) là vùng trước của đầu và chứa một nhóm đặc biệt các cơ mà di chuyển da so với xương bên dưới và kiểm soát các lỗ mở phía trước ổ mắt và khoang miệng (Hình 3).
Da đầu (scalp) che phủ các vùng trên, sau và ngoài của đầu (Hình 3).
Cổ
Cổ (neck) mở từ đầu ở bên trên đến các vai và ngực bên dưới (Hình 4). Giới hạn trên của nó là dọc theo các bờ dưới của xương hàm dưới và các đặc điểm xương trên phía sau của xương sọ. Cổ sau thì cao hơn cổ trước để kết nối các tạng cổ với các lỗ mở sau của khoang mũi và khoang miệng.
Giới hạn dưới của cổ mở rộng từ đỉnh của xương ức, dọc theo xương đòn và lên trên mỏm cùng vai lân cận, một mỏm xương của xương vai. Ở phía sau, giới hạn dưới của cổ thì ít được xác định nhưng có thể được xấp xỉ bởi một đường giữa mỏm cùng vai và mỏm gai xương đốt sống CVII, mà nổi bật và dễ dàng sờ thấy. Giới hạn dưới của cổ giới hạn nên nền cổ (base of neck).
Các khoang
Cổ có bốn khoang chính (Hình 5), mà được giới hạn bởi một vòng cơ-mạc:
- Khoang cột sống chứa các xương đốt sống cổ và các cơ tư thế liên quan.
- Khoang tạng chứa các tuyến quan trọng (tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến ức), và các phần của các đường hô hấp và tiêu hóa mà đi giữa đầu và ngực.
- Hai khoang mạch máu, một ở mỗi bên, chứa các mạch máu lớn và thần kinh lang thang.
Thanh quản và họng (hầu)
Cổ chứa hai cấu trúc chuyên biệt liên quan với các đường tiêu hóa và hô hấp – thanh quản và họng (hầu).
Thanh quản (larynx) (Hình 6) là phần trên của đường hô hấp dưới và được nối ở phía dưới với đỉnh của khí quản và ở phía trên, bởi một màng linh động, vào xương móng, mà cuối cùng được nối với nền của khoang miệng. Một số sụn hình thành nên một khung nâng đỡ cho thanh quản, mà có một kênh trung tâm rỗng. Các kích thước của kênh trung tâm này có thể được điều chỉnh bởi các cấu trúc mô mềm liên quan với thành thanh quản. Quan trọng nhất trong số các cấu trúc này là hai nếp thanh âm ngoài, mà nhô về phía nhau từ các bên lân cận của khoang thanh quản. Lỗ trên của thanh quản (khe thanh quản [laryngeal inlet]) thì nghiêng về phía sau, và liên tục với thanh quản.
Họng (hầu) (pharynx) (Hình 6) là một buồng có hình dạng nửa hình trụ với các thành được hình thành bởi các cơ và các mạc. Ở phía trên, các thành được nối với nền của xương sọ, và bên dưới vào các bờ của thực quản. Ở mỗi bên, các thành được nối với các bờ ngoài của các khoang mũi, khoang miệng và thanh quản. Hai khoang mũi, khoang miệng và thanh quản vì thế mở vào trong phía trước của họng và thực quản mở xuống phía dưới.
Phần họng ở phía sau các khoang mũi là họng-mũi (nasopharynx). Các phần mà ở phía sau khoang miệng và thanh quản lần lượt là họng miệng (oropharynx) và họng thanh quản (laryngopharynx).
Các chức năng
Bảo vệ
Đầu chứa và bảo vệ não bộ và tất cả các hệ thống thụ cảm thể liên quan với các cảm giác chuyên biệt – các khoang mũi liên quan với mùi, các ổ mắt liên quan với nhìn và tai liên quan với nghe và thăng bằng, và khoang miệng liên quan với vị giác.
Chứa các phần trên của các đường hô hấp và tiêu hóa
Đầu chứa các phần trên của các hệ thống hô hấp và tiêu hóa – các khoang mũi và miệng – mà có các đặc điểm cấu trúc trong việc điều chỉnh không khí hay thức ăn đi vào trong mỗi hệ thống.
Giao tiếp
Đầu và cổ thì liên quan với sự giao tiếp. Các âm thanh được tạo ra bởi thanh quản được chỉnh sửa trong họng và khoang miệng để tạo ra lời nói. Ngoài ra, các cơ bộc lộ cảm xúc của mặt điều chỉnh các đường nét của mặt để truyền đạt các tín hiệu không bằng lời nói.
Định vị đầu
Cổ nâng đỡ và định vị đầu. Quan trọng, nó giúp cho mọi người định vị các hệ thống cảm giác trong đầu so với các tín hiệu từ môi trường mà không di chuyển toàn bộ cơ thể.
Kết nối đường hô hấp trên và dưới và đường tiêu hóa
Cổ chứa các cấu trúc chuyên biệt (thanh quản và họng) mà kết nối các phần trên của các đường tiêu hóa và hô hấp (các khoang mũi và khoang miệng) trong đầu, với thực quản và khí quản, mà bắt đầu tương đối thấp trong cổ và đi vào trong ngực.
Các thành phần
Xương sọ (skull)
Nhiều xương của đầu hình thành nên xương sọ dưới dạng một nhóm (Hình 7A). Hầu hết trong số các xương này được kết nối với nhau bởi các đường khớp (sutures) mà là các khớp sợi không thể di động (Hình 7B).
Trong thai nhi và trẻ mới sinh, các khoảng trống lớn dạng màng chưa được cốt hóa (các thóp [frontanelles]) giữa các xương của xương sọ, đặc biệt là giữa các xương dẹt lớn mà che phủ đỉnh của khoang sọ (Hình 7C), cho phép:
- Đầu biến dạng trong suốt quá trình đi nó qua đường sinh
- Sự tăng trưởng sau sinh
Hầu hết các thóp đóng trong suốt năm đầu tiên của cuộc đời. Sự cốt hóa hoàn toàn của các dây chằng mô liên kết mỏng phân tách các xương ở các đường khớp bắt đầu trong cuối những năm hai mươi tuổi và bình thường hoàn thành trong thập kỷ thứ năm mươi của cuộc đời.
Chỉ có ba cặp khớp hoạt dịch ở mỗi bên trong đầu. Lớn nhất là các khớp thái dương-xương hàm dưới giữa xương hàm dưới và xương thái dưới. Hai khớp hoạt dịch còn lại là giữa ba xương nhỏ trong tai giữa, xương búa, xương đe và xương bàn đạp.
Các xương đốt sống cổ (cervical vetebrae)
Có bảy xương đốt sống cổ từ hệ thống xương của cổ.
Các xương đốt sống cổ (Hình 8A) được đặc trưng bởi:
- Các thân nhỏ
- Các mỏm gai phân đôi
- Các mỏm ngang chứa một lỗ (lỗ ngang [foramen transversarium])
Cùng với nhau các lỗ ngang hình thành nên một đường đi dọc ở mỗi bên của cột sống cổ cho các mạch máu (các tĩnh mạch và động mạch đốt sống) đi giữa nền của cổ và khoang sọ.
Mỏm ngang điển hình của một xương đốt sống cổ cũng có các củ trước và sau (anterior and posterior tubercles) cho sự bám của cơ. Các củ trước có nguồn gốc từ cùng các thành phần phôi thai mà tạo ra các xương sườn trong vùng ngực. Đôi khi, các xương sườn cổ phát triển từ các thành phần này, đặc biệt là trong mối liên hệ với các xương đốt sống cổ dưới.
Hai xương đốt sống cổ trên (CI và CII) được chỉnh sửa để di chuyển đầu (Hình 8B-E; cũng xem thêm các bài viết về vùng lưng)
Xương móng (hyoid bone)
Xương móng là xương hình chữ U nhỏ (Hình 9A) được định hướng trên mặt phẳng ngang, ngay bên trên thanh quản, nơi mà nó có thể sờ được và được di chuyển từ bên này sang bên kia.
- Thân của xương móng (body of the hyoid bone) thì nằm phía trước và hình thành nên nền của chữ U.
- Hai cánh của chữ U (các sừng lớn [greater horns]) nhô về phía sau từ các đầu ngoài của thân.
Xương móng không khớp một cách trực tiếp với bất cứ thành phần xương nào khác trong đầu và cổ.
Xương móng có tính di động cao và là chỗ bám xương vững chắc cho nhiều cơ và cấu trúc mô mềm trong đầu và cổ. Đáng chú ý, nó nằm ở giao diện giữa ba thành phần động:
- Ở phía trên, nó nối với nền của khoang miệng
- Ở phía dưới, nó nối với thanh quản
- Ở phía sau, nó nối với họng (hầu) (Hình 9B)
Các bạn có thể xem bài viết mới trên Facebook tại đây: https://www.facebook.com/profile.php?id=61550892771585
Các bạn có thể xem bài viết trước tại đây: https://docsachxyz.com/giai-phau-vung-chi-duoi-ban-chan-phan-4/
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !!!