Vùng chậu (pelvis)
6. Các tạng (viscera)
Các tạng chậu bao gồm các phần của hệ thống tiêu hóa, hệ thống tiết niệu và hệ thống sinh dục.
Các tạng được sắp xếp trên đường giữa, từ trước ra sau; sự chi phối thần kinh – mạch máu là qua các nhánh mà đi vào bên trong từ các mạch máu và các dây thần kinh liên quan với các thành chậu.
a. Hệ thống tiêu hóa (gastrointestinal system)
Các phần chậu của hệ thống tiêu hóa bao gồm chủ yếu là trực tràng và ống hậu môn, mặc dù phần tận cùng của kết tràng sigma thì cũng nằm trong khoang chậu (Hình 1).
Trực tràng (rectum)
Trực tràng (rectum) thì liên tục:
- Ở bên trên, với kết tràng sigma ở khoảng mức xương đốt sống SIII.
- Ở bên dưới, với ống hậu môn khi cấu trúc này xuyên qua nền chậu và đi qua đáy chậu để tận cùng dưới dạng hậu môn.
Trực tràng, thành phần sau nhất của các tạng chậu thì nằm ngay phía trước và đi theo đường cong lõm của xương cùng.
Chỗ nối hậu môn – trực tràng được kéo về phía trước (gấp đáy chậu) bởi hoạt động của phần mu – trực tràng của cơ nâng hậu môn, vì thế, ống hậu môn di chuyển theo hướng ra sau khi nó đi xuống dưới qua nền chậu.
Ngoài việc đi theo đường cong của xương cùng trên mặt phẳng trước – sau thì trực tràng có 3 đoạn cong bên; các đoạn cong trên và dưới sang phía bên phải và đoạn cong giữa là sang phía bên trái. Phần dưới của trực tràng được mở rộng để hình thành nên bóng trực tràng (rectal ampulla). Cuối cùng, không giống như đại tràng, trực tràng không có các thừng cơ, các túi thừa mạc nối và các bướu (các túi) (các bướu đại tràng) đặc trưng.
Ống hậu môn (anal canal)
Ống hậu môn (anal canal) bắt đầu ở đầu tận cùng của bóng trực tràng nơi mà nó hẹp lại ở nền chậu. Nó tận cùng dưới dạng hậu môn sau khi đi qua đáy chậu. Khi nó đi qua nền chậu, ống hậu môn được bao quanh dọc theo toàn bộ chiều dài của nó bởi các cơ thắt hậu môn trong và ngoài, các thành phần cơ mà bình thường sẽ làm đóng ống hậu môn.
Lớp niêm mạc hậu môn mang một số đặc điểm cấu trúc đặc trưng mà phản ánh vị trí của màng hậu môn – cụt trong thai nhi (thành phần đóng đầu tận của hệ thống tiêu hóa đang phát triển ở thai nhi) và sự chuyển tiếp từ niêm mạch tiêu hóa thành da ở người trưởng thành (Hình 1B).
- Phần trên của ống hậu môn được lót bởi niêm mạc tương tự với niêm mạc trực tràng và được phân biệt bởi một số các gấp định hướng dọc được gọi là các cột hậu môn (anal columns), là các thành phần được hợp nhất ở bên dưới bởi các gấp hình liềm được gọi là các van hậu môn (anal valves). Phía trên mỗi van là một lõm được gọi là xoang hậu môn (anal sinus). Các van hậu môn cùng nhau hình thành nên một vòng quanh ống hậu môn ở vị trí được gọi là đường lược (pectinate line), là thành phần đánh dấu vị trí gần đúng của màng hậu môn ở thai nhi.
- Phía dưới đường lược là một vùng chuyển tiếp được gọi là diện lược hậu môn (anal pecten), là thành phần được lót bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa. Diện lược hậu môn kết thúc ở phía dưới tại đường hậu môn da (anocutaneous line) (“đường trắng”) hay nơi mà niêm mạc hậu môn trở thành da thực thụ.
Dựa vào vị trí của đại tràng và trực tràng đã xác định trong khoang bụng – chậu và các liên quan gần với các cơ quan khác thì cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá giai đoạn chính xác của các khối u đại trực tràng: ví dụ, một khối u trong vùng chậu có thể xâm lấn tử cung hay bàng quang. Đánh giá liệu sự di căn đã xảy ra hay chứa có thể liên quan đến việc chụp siêu âm, chụp CT và chụp cộng hưởng từ.
b. Hệ thống tiết niệu (urinary system)
Các phần chậu của hệ thống tiết niệu bao gồm các phần tận của các niệu quản, bàng quang và phần gần của niệu đạo (Hình 2).
Các niệu quản (ureters)
Các niệu quản đi vào trong khoang chậu từ vùng bụng bằng cách đi qua eo trên. Ở mỗi bên, niệu quản đi qua eo trên và đi vào trong khoang chậu trong vùng trước chỗ phân đôi của động mạch chậu chung. Từ điểm này, nó tiếp tục đi dọc theo thành chậu và nền chậu để hợp với đáy của bàng quang. Trong vùng chậu, niệu quả được bắt chéo bởi:
- Ống dẫn tinh ở nam
- Động mạch tử cung ở nữ
Bàng quang (bladder)
Bàng quang là thành phần trước nhất trong số các tạng chậu. Mặc dù nó hoàn toàn nằm trong khoang chậu nhưng nó sẽ mở rộng lên trên vào trong khoang bụng khi đầy (Hình 2).
Bàng quang rỗng có hình dạng giống như hình chóp 3 mặt mà bị lật nghiêng để nằm lên một trong các bờ của nó (Hình 3A). Nó có một đỉnh, một đáy, một mặt trên và hai mặt dưới – ngoài.
- Đỉnh (apex) của bàng quang hướng về phía đỉnh của khớp mu; một cấu trúc được gọi là dây chằng rốn giữa (median umbilical ligament) (một vết tích của ống niệu rốn thời kỳ thai nhi mà tham gia vào sự hình thành nên bàng quang) liên tục từ bàng quang lên phía trên theo thành bụng trước đến rốn.
- Đáy (base) của bàng quang thì có hình dạng giống như một tam giác đảo ngược và hướng ra phía sau – dưới. Hai niệu quản đi vào bàng quang ở mỗi góc trên của đáy và niệu đạo thoát ra ở phía dưới từ góc dưới của đáy. Bên trong, lớp niêm mạc trên đáy của bàng quang thì trơn láng và bám chắc vào áo cơ trơn bên dưới của thành bàng quang – không giống bất cứ nơi đâu khác trong bàng quang nơi mà niêm mạc gấp lại và bám lỏng lẻo vào thành bàng quang. Vùng tam giác trơn láng giữa các lỗ mở của các niệu quản và niệu đạo trên phía bên trong của bàng quang được gọi là tam giác bàng quang (trigone) (Hình 3B).
- Các mặt dưới – ngoài (inferolateral surfaces) của bàng quang được đỡ giữa các cơ nâng hậu môn của hoành chậu và các cơ bịt trong lân cận ở phía trên chỗ bám của hoành chậu. Mặt trên thì hơi vòm lên khi bàng quang rỗng; nó phồng lên trên cao khi bàng quang đầy.
– Cổ bàng quang (neck of bladder):
Cổ bàng quang bao quanh gốc của niệu đạo ở điểm mà hai mặt dưới – ngoài và đáy giao với nhau.
Cổ là phần dưới nhất của bàng quang và cũng là phần cố định nhất. Nó được giữ tại vị trí bởi một cặp dải cơ – sợi chắc, thành phần này nối phần cổ bàng quang và phần chậu của niệu đạo vào phía sau – dưới của mỗi xương mu.
- Ở nữ giới, các dải sợi – cơ này được gọi là các dây chằng mu – bàng quang (pubovesical ligaments) (Hình 4A). Cùng với màng đáy chậu và các cơ liên quan, các cơ nâng hậu môn và các xương mu, các dây chằng này giúp nâng đỡ bàng quang.
- Ở nam giới, cặp dải cơ – sợi này được gọi là các dây chằng mu – tiền liệt (puboprostatic ligaments) bởi vì chúng hòa lẫn với bao sợi của tuyến tiền liệt, thành phần mà bao quanh cổ của bàng quang và phần niệu đạo lân cận (Hình 4B).
Mặc dù bàng quang được xem là ở vùng chậu ở người trưởng thành nhưng nó có một vị trí cao hơn ở trẻ em. Lúc sinh ra, bàng quang hầu như ở hoàn toàn trong vùng bụng; niệu đạo bắt đầu ở gần bờ trên của khớp mu. Theo tuổi, bàng quang đi xuống cho đến khi sau dậy thì, khi mà nó đạt được vị trí ở người trưởng thành.
Niệu đạo (urethra)
Niệu đạo bắt đầu ở đáy bàng quang và kết thúc bằng một lỗ mở ngoài ở đáy chậu. Các đường đi của niệu đạo thì khác nhau đáng kể ở nữ giới và nam giới.
– Ở nữ giới:
Ở nữ giới, niệu đạo thì ngắn, dài khoảng 4 cm. Nó đi hơi theo một chặng đi hơi cong khi nó đi xuống dưới qua nền chậu vào trong đáy chậu, nơi mà nó đi qua khoang đáy chậu sâu và màng đáy chậu (Hình 5A).
Lỗ niệu đạo thì nằm phía trước lỗ âm đạo trong tiền đình âm đạo. Phía dưới của niệu đạo được kết nối với mặt trước của âm đạo. Hai tuyến niêm mạc cạnh niệu đạo (các tuyến Skene [Skene’s glands]) thì liên quan với đầu dưới của niệu đạo. Mỗi tuyến mở vào bờ ngoài của lỗ niệu đạo ngoài thông qua một ống.
– Ở nam giới:
Ở nam giới, niệu đạo thì dài, khoảng 20 cm và gấp lại hai lần dọc theo chặng đi của nó (Hình 5B). Bắt đầu ở đáy của bàng quang và đi xuống dưới qua tuyến tiền liệt, nó đi qua khoang đáy chậu sâu và màng đáy chậu và ngay lập tức đi vào gốc dương vật. Khi niệu đạo thoát khỏi khoang đáy chậu sâu thì nó gập về phía trước để đi ra phía trước trong gốc dương vật. Khi dương vật mềm (không cương), niệu đạo hình thành nên một gấp khác, lần này là xuống phía dưới, khi đi từ gốc đến thần của dương vật. Trong suốt quá trình cương dương, gấp giữa gốc và thân dương vật biến mất.
Niệu đạo ở nam giới được chia thành các phần trước tiền liệt, tiền liệt, màng và xốp.
Phần trước tiền liệt (preprostatic part). Phần trước tuyến tiền liệt thì dài khoảng 1 cm, mở từ đáy bàng quang đến tuyến tiền liệt và liên quan với một khối các sợi cơ trơn vòng (cơ thắt niệu đạo trong [internal urethral sphincter]). Sự co cơ trơn này ngăn cản sự trào ngược của tinh dịch vào trong bàng quang trong suốt quá trình xuất tinh.
Phần tiền liệt (prostatic part). Phần tiền liệt của niệu đạo (Hình 5C) thì dài 3 đến 4 cm và được bao quanh bởi tuyến tiền liệt. Trong vùng này, lòng của niệu đạo được đặc trưng bởi một nếp niêm mạc dọc giữa (mào niệu đạo [urethral crest]). Sự lõm xuống ở mỗi bên của mào được gọi là xoang tiền liệt (prostatic sinus); các ống của tuyến tiền liệt sẽ đổ vào trong hai xoang này.
Ở trên điểm giữa dọc theo chiều dài của nó, mào niệu đạo được giãn nở để hình thành nên một lồi hơi tròn (được gọi gò ống phóng tinh [seminal colliculus]). Ở nam giới, gò ống phóng tinh được sử dụng để xác định vị trí của tuyến tiền liệt trên mặt cắt ngang qua niệu đạo của phần tiền liệt.
Một túi kín nhỏ – túi bầu dục tuyến tiền liệt (prostatic utricle) (được cho là tương ứng với tử cung ở nữ giới) – mở vào trung tâm của gò ống phóng tinh. Ở mỗi bên của túi bầu dục tuyến tiền liệt là lỗ mở của ống phóng tinh của hệ thống sinh dục nam giới. Vì thế, sự kết nối giữa các đường tiết niệu và sinh dục ở nam giới xảy ra trong phần tuyến tiền liệt của niệu đạo.
Phần màng (membranous part). Phần màng của niệu đạo thì hẹp và đi qua khoang đáy chậu sâu (Hình 5B). Trong suốt sự đi qua của nó qua khoang này, niệu đạo, ở cả nam và nữ, được bao quanh bởi cơ xương của cơ thắt niệu đạo ngoài (external urethral sphincter).
Niệu đạo xốp (spongy urethra). Niệu đạo xốp được bao quanh bởi mô cương (thể xốp [corpus spongiosum]) của dương vật. Nó mở rộng để hình thành nên một bóng ở gốc của dương vật và mở rộng một lần nữa để hình thành nên hố thuyền (navicular fossa) (Hình 5B). Hai tuyến hành – niệu đạo trong khoang đáy chậu sâu là một phần của hệ thống sinh dục nam và mở vào trong bóng của niệu đạo xốp. Lỗ niệu đạo ngoài là khe dọc ở cuối dương vật.
c. Hệ thống sinh dục (reproductive system)
Ở nam
Hệ thống sinh dục ở nam có các thành phần trong bụng, chậu và đáy chậu (Hình 6A). Các thành phần chính là một tinh hoàn, một mào tinh, các ống dẫn tinh và các ống phóng tinh ở mỗi bên và niệu đạo và dương vật ở đường giữa. Ngoài ra, 3 loại tuyến phụ thì cũng có liên quan với hệ thống sinh dục:
- Một tuyến tiền liệt đơn.
- Một cặp túi tinh.
- Một cặp tuyến hành – niệu đạo.
Cấu trúc hệ thống sinh dục ở nam về cơ bản là một chuỗi các ống và vi ống. Sự sắp xếp của các phần và sự liên kết với đường tiết niệu phản ánh sự phát triển trong thời kỳ phôi thai của nó.
– Các tinh hoàn (testes):
Các tinh hoàn (testes) ban đầu phát triển cao trên thành bụng sau và sau đó đi xuống dưới một cách bình thường trước khi sinh ra qua ống bẹn trong thành bụng trước và vào trong bìu của đáy chậu. Trong suốt quá trình đi xuống, các tinh hoàn mang theo các mạch máu, các mạch bạch huyết và các dây thần kinh của chúng, cũng như là các ống thoát chính của chúng là các ống dẫn tinh (ductus deferens hay vas deferens). Thoát dịch bạch huyết của các tinh hoàn vì thế sẽ đến các hạch động mạch chủ ngoài (bên) hay còn gọi là các hạch thắt lưng và các hạch trước động mạch chủ ở vùng bụng mà không đến các hạch bẹn hay là các hạch chậu.
Mỗi tinh hoàn hình bầu dục được bao ở bên trong đầu tận của một khoang cơ – mạc dài, đây là thành phần liên tục với thành bụng trước và nhô vào trong bìu. Thừng tinh (spermatic cord) chính là một liên kết dạng ống giữa khoang trong bìu và thanh bụng.
Các bên và phía trước của tinh hoàn được che phủ bởi một túi kín của phúc mạc (túi phúc tinh mạc [tunica vaginalis]), là thành phần ban đầu kết nối với thành bụng. Bình thường sau khi tinh hoàn đi xuống, sự kết nối này đóng lại, để lại một vết tích dạng sợi.
Mỗi tinh hoàn (Hình 6B) bao gồm các ống bán nguyệt và mô kẽ được bao quanh bởi một vỏ mô liên kết dày (bao trắng tinh hoàn [tunica albuginea]). Tinh trùng được sản xuất bởi các ống bán nguyệt. 400 đến 600 ống bán nguyệt cuộn xoắn mạnh được chỉnh sửa ở mỗi đầu để trở thành các ống thẳng, thành phần kết nối với một buồng thu thập (lưới tinh hoàn [rete testis]) trong một mô liên kết dạng nêm, thẳng, dày và định hướng dọc (trung thất tinh hoàn [mediastinum testis]), nhô ra từ bao tinh hoàn vào phía sau của tuyến sinh dục. Gần 12 đến 20 ống xuất (efferent ductules) xuất phát từ đầu trên của lưới tinh hoàn, xuyên qua bao tinh hoàn và kết nối với mào tinh hoàn.
– Mào tinh hoàn (epididymis):
Mào tinh hoàn (epididymis) đi dọc theo mặt sau – ngoài của tinh hoàn (Hình 6B). Nó có hai thành phần riêng biệt:
- Các ống xuất (efferent ductules), hình thành nên một khối xoắn lớn mà nằm trên cực trên sau của tinh hoàn và hình thành nên đầu của mào tinh hoàn (head of epididymis).
- Mào tinh hoàn thật (true epididymis), là một ống đơn xoắn dài mà tất cả các ống xuất đều đổ vào trong nó và tiếp tục đi xuống phía dưới dọc theo bờ sau – ngoài của tinh hoàn dưới dạng thân của mào tinh hoàn (body of epididymis) và phình rộng để hình thành nên đuôi của mào tinh hoàn (tail of epididymis) ở cực dưới của tinh hoàn.
Trong suốt quá trình đi qua mào tinh hoàn, tinh trùng có được khả năng di chuyển và thụ tinh với một trứng. Mào tinh hoàn cũng tích trữ tinh trùng cho đến khi phóng xuất. Tận cùng của mào tinh hoàn thì liên tục với ống dẫn tinh.
– Ống dẫn tinh (ductus deferens):
Ống dẫn tinh là một ống cơ dài mà vận chuyển tinh trùng từ đuôi của mào tinh hoàn trong bìu đến ống phóng tinh trong khoang chậu (Hình 6A). Nó đi lên trên trong bìu như là một thành phần của thừng tinh và đi qua ống bẹn trong thành bụng trước.
Sau khi đi qua lỗ bẹn sâu, ống dẫn tinh gập vào trong quanh mặt ngoài của động mạch thượng vị dưới và bắt chéo động mạch chậu ngoài và tĩnh mạch chậu ngoài ở eo trên để đi vào khoang chậu.
Ống đi xuống vào trong trên thành chậu, bên dưới phúc mạc và bắt chéo niệu quản ở phía sau bàng quang. Nó tiếp tục đi xuống phía dưới – trong dọc theo đáy của bàng quang, phía trước trực tràng, gần như là đến đường giữa, nơi mà nó hợp với ống của túi tinh để hình thành nên ống phóng tinh.
Giữa niệu quản và ống phóng tinh, các ống dẫn tinh phình rộng để hình thành nên bóng ống dẫn tinh. Ống phóng tinh xuyên qua tuyến tiền liệt để kết nối với niệu đạo tiền liệt.
– Túi tinh (seminal vesicle):
Mỗi túi tinh (seminal vesicle) là một tuyến phụ của hệ thống sinh dục nam mà hình thành như là một phần quá phát triển dạng ống từ ống dẫn tinh (Hình 6A). Ống cuộn xoắn lại với nhiều phần quá phát triển dạng túi và được bao bởi mô liên kết để hình thành nên một cấu trúc dài nằm giữa bàng quang và trực tràng. Túi tinh thì nằm ngay bên ngoài và theo chặng đi của ống dẫn tinh ở đáy bàng quang.
Ống của túi tinh hợp với ống dẫn tinh để hình thành nên ống phóng tinh (ejaculatory duct) (Hình 7). Các sự bài tiết từ túi tinh đóng góp đáng kể vào thể tích của dịch phóng (tinh dịch).
– Tuyến tiền liệt (prostate):
Tuyến tiền liệt (prostate) là một cấu trúc phụ không thành cặp của hệ thống sinh dục mà bao quanh niệu đạo trong khoang chậu (Hình 6A và Hình 7). Nó nằm ngay dưới bàng quang, phía sau khớp mu và phía trước trực tràng.
Tuyến tiền liệt thì có hình dạng giống như một hình nón tròn đảo ngược với một đáy lớn hơn, liên tục ở phía trên với cổ bàng quang và một đỉnh hẹp hơn, là thành phần nằm bên dưới nền chậu. Các mặt dưới – ngoài của tuyến tiền liệt thì có liên hệ với các cơ nâng hậu môn mà cùng với nhau chúng sẽ nâng đỡ cho tuyến tiền liệt nằm giữa chúng.
Tuyến tiền liệt phát triển dưới dạng 30 đến 40 tuyến phức tạp riêng rẽ, đây là các tuyến phát triển từ biểu mô niệu đạo vào trong thành niệu đạo xung quanh. Tập hợp lại, các tuyến này làm giãn nở thành của niệu đạo thành thứ chúng ta gọi là tuyến tiền liệt; tuy nhiên, các tuyến riêng lẻ vẫn giữ lại các ống của chúng, là các thành phần đổ một cách độc lập vào trong các xoang tuyến tiền liệt trên mặt sau của lòng ống niệu đạo (xem Hình 5C).
Các sự bài tiết từ tuyến tiền liệt, cùng với các sự bài tiết từ các túi tinh sẽ đóng góp vào sự hình thành của tinh dịch trong suốt quá trình phóng tinh.
Các ống phóng tinh đi gần như thẳng đứng theo hướng trước – dưới qua mặt sau của tuyến tiền liệt để đổ vào trong niệu đạo tiền liệt.
– Các tuyến hành – niệu đạo (bulbo-urethral glands)
Các tuyến hành – niệu đạo (bulbo-urethral glands) (xem Hình 6A), mỗi tuyến ở mỗi bên là các tuyến niêm mạc nhỏ hình hạt đậu, nằm trong khoang đáy chậu sâu. Chúng thì nằm ở phía ngoài phần màng của niệu đạo. Ống từ mỗi tuyến đi theo hướng dưới – trong qua màng đáy chậu (perineal membrane), để mở vào trong bóng của niệu đạo xốp ở gốc dương vật.
Cùng với các tuyến nhỏ nằm dọc theo chiều dài của niệu đạo xốp, các tuyến hành – niệu đạo tham gia vào sự bôi trơn của niệu đạo và sự phóng xuất dịch trước khi xuất tinh từ dương vật.
Ở nữ giới
Đường sinh dục ở nữ giới thì nằm chủ yếu trong khoang chậu và đáy chậu, mặc dù trong suốt quá trình mang thai, tử cung sẽ mở rộng vào trong khoang bụng. Các thành phần chủ yếu của hệ thống bao gồm:
- Một buồng trứng ở mỗi bên
- Một tử cung, một âm đạo và một âm vật trên đường giữa (Hình 8).
Ngoài ra, một cặp tuyến phụ (các tuyến tiền đình lớn [greater vestibular glands]) thì cũng liên quan với đường sinh dục.
– Các buồng trứng (ovaries):
Giống như các tinh hoàn ở nam giới, các buồng trứng (ovaries) phát triển cao trên thành bụng sau và sau đó đi xuống trước khi sinh, mang theo cùng với chúng là các mạch máu, các mạch bạch huyết và các dây thần kinh của chúng. Không giống với các tinh hoàn, các buồng trứng không đi qua ống bẹn vào trong đáy chậu mà dừng lại nhanh chóng ngay sau đó và chiếm một vị trí trên thành ngoài của khoang chậu (Hình 9).
Các buồng trứng là các nơi sản xuất trứng (sự tạo trứng [oogenesis]). Các trứng trưởng thành được rụng vào trong khoang chậu và bình thường sẽ được hướng vào trong các lỗ mở lân cận của các ống tử cung bởi các tua ống ở các đầu tận của các ống tử cung.
Các buồng trứng nằm cạnh thành chậu ngoài ngay bên dưới eo trên. Mỗi trong số hai buồng trứng hình hạt hạnh nhân thì dài khoảng 3 cm và được treo bởi một mạc treo (mạc treo buồng trứng [mesovarium]) mà là một mở rộng ra phía sau của dây chằng rộng.
– Tử cung (uterus):
Tử cung (uterus) là một cơ quan chứa cơ có thành dày nằm trên đường giữa, giữa bàng quang và trực tràng (xem Hình 9). Nó bao gồm một thân và một cổ và ở bên dưới, nó hợp với âm đạo (Hình 10). Ở bên trên, các ống tử cung nhô ra bên ngoài từ tử cung và mở vào trong khoang phúc mạc đến ngay bên cạnh các buồng trứng.
Thân tử cung thì dẹt theo hướng trước – sau và ở phía trên mức của gốc các ống tử cung (Hình 10) sẽ có một đầu tròn (đáy của tử cung [fundus of the uterus]). Khoang của thân tử cung là một khe hẹp, khi nhìn từ bên ngoài và có hình dạng như là một tam giác đảo ngược, khi nhìn từ phía trước. Mỗi góc trên của khoang thì liên tục với lòng của một ống tử cung; góc dưới thì liên tục với ống trung tâm của cổ tử cung.
Sự cấy phôi nang (blastocyst) bình thường sẽ diễn ra trong thân của tử cung. Trong suốt quá trình mang thai, tử cung giãn mạnh lên trên vào trong khoang bụng.
– Các ống tử cung (uterine tubes):
Các ống (vòi) tử cung (uterine tubes) mở từ mỗi bên của đầu trên thân tử cung đến thành chậu ngoài và được bao bên trong các bờ trên của các phần mạc treo ống tử cung của dây chằng rộng. Bởi vì các buồng trứng được treo từ phía sau của các dây chằng rộng nên các ống tử cung đi lên trên, qua trên và tận cùng ở bên ngoài so với các buồng trứng.
Mỗi ống tử cung có một đầu tận dạng kèn (phễu [infundibulum]), thành phần mà cong quanh cực trên – ngoài của buồng trứng liên quan (Hình 11). Bờ của phễu được viền bởi các lồi hình ngón tay nhỏ được gọi là tua ống (vòi) (fimbriae). Lòng của ống tử cung mở vào trong khoang phúc mạc ở đầu tận hẹp của phễu. Phía trong phễu, ống tử cung mở rộng để hình thành nên bóng (ampulla) và sau đó hẹp lại để hình thành nên eo (isthmus), trước khi hợp với thân tử cung.
Phần phễu có tua ống tạo điều kiện cho sự thu thập các trứng rụng từ buồng trứng. Sự thụ tinh bình thường diễn ra trong bóng ống tử cung.
– Cổ tử cung (cervix):
Cổ tử cung (cervix) hình thành nên phần dưới của tử cung và có hình dạng như là một hình trụ rộng, ngắn với một lòng trung tâm hẹp. Thân của tử cung bình thường sẽ cong về phía trước (gấp về phía trước trên cổ tử cung) qua mặt trên của bàng quang rỗng (Hình 12A). Ngoài ra, cổ tử cung thì gập góc ra phía trước trên âm đạo sao cho đầu dưới của cổ tử cung nhô vào phần trên phía trước của âm đạo. Bởi vì đầu tận của cổ tử cung là hình vòm nên nó lồi vào trong âm đạo và một rãnh hay túi cùng, được hình thành quanh bờ của cổ tử cung, nơi mà nó hợp với thành âm đạo (Hình 12B). Ống trung tâm của cổ tử cung mở xuống bên dưới dưới dạng lỗ ngoài tử cung (external os), vào bên trong khoang âm đạo và mở lên trên dưới dạng lỗ trong tử cung (internal os), vào trong khoang tử cung.
– Âm đạo (vagina):
Âm đạo (vagina) là cơ quan giao phối ở nữ giới. Nó là một ống sợi – cơ có thể giãn nở mà mở từ đáy chậu qua nền chậu và vào trong khoang chậu (Hình 13A). Đầu trong của ống được mở rộng để hình thành nên một vùng được gọi là vòm âm đạo (vaginal vault).
Thành trước của âm đạo thì liên quan với đáy của bàng quang và với niệu đạo; thực tế, niệu đạo được vùi trong hay dính với thành âm đạo trước.
Ở phía sau, âm đạo liên quan chủ yếu với trực tràng.
Ở phía dưới, âm đạo mở vào trong tiền đình của đáy chậu ngay sau lỗ mở ngoài của niệu đạo. Từ lỗ mở ngoài của nó (cửa âm đạo [introitus]), âm đạo đi theo phía sau – trên qua màng đáy chậu và vào trong khoang chậu, nơi mà thành trước của nó nối với bờ tròn của cổ tử cung.
Túi cùng âm đạo (vaginal fornix) là khe được hình thành giữa bờ của cổ tử cung và thành âm đạo. Dựa trên vị trí, túi cùng được chia thành một túi cùng sau, một túi cùng trước và hai túi cùng bên (Hình 13A và xem Hình 12).
Khoang âm đạo bình thường xẹp sao cho thành trước của nó tiếp xúc với thành sau. Bằng cách sử dụng mỏ vịt khám phụ khoa để mở khoang âm đạo, một bác sĩ lâm sàng có thể thấy đầu dưới hình vòm của cổ tử cung, các túi cùng âm đạo và lỗ ngoài tử cung của ống cổ tử cung ở một bệnh nhân (Hình 13B).
Trong suốt quá trình quan hệ tình dục, tinh trùng được đưa vào vòm âm đạo. Tinh trùng tìm ra đường đi của chúng vào trong lỗ ngoài tử cung của ống cổ tử cung, đi qua ống cổ tử cung vào trong khoang tử cung và sau đó tiếp tục đi qua khoang tử cung vào trong các ống tử cung, nơi mà sự thụ tinh bình thường sẽ xảy ra ở phần bóng.
Các bạn có thể xem thêm phần 2 ở đây nhé: https://docsachxyz.com/giai-phau-vung-vung-chau-phan-2/
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !!!