Cánh tay là vùng chi trên nằm giữa vai và khuỷu tay (Hình 1). Phía trên của cánh tay liên hệ ở bên trong với vùng nách. Ở phía dưới, một số cấu trúc quan trọng đi giữa cánh tay và cẳng tay qua hố trụ, là thành phần nằm phía trước khớp khuỷu.

Cánh tay được chia thành 2 khoang bởi các vách gian cơ trong và ngoài, là các thành phần mà đi từ mỗi bên của xương cánh tay đến ống mạc sâu bên ngoài mà bao quanh chi trên (Hình 1).
Khoang trước của cánh tay chứa các cơ mà chủ yếu giúp gấp khớp khuỷu; khoang sau chứa các cơ mà giúp duỗi khớp này. Các thần kinh và mạch máu chính chi phối và đi qua mỗi khoang.
Các xương
Hỗ trợ xương cho cánh tay là xương cánh tay (Hình 2). Hầu hết các cơ lớn của cánh tay bám tận vào trong các đầu gần của hai xương cẳng tay, là xương quay và xương trụ, và giúp gấp và duỗi cẳng tay tại khớp khuỷu. Ngoài ra, các cơ chủ yếu nằm trong cẳng tay mà giúp di chuyển bàn tay có nguyên ủy ở đầu xa của xương cánh tay.

Thân và đầu xa của xương cánh tay
Trên thiết diện cắt ngang, thân xương cánh tay thì hơi có hình tam giác với:
- Các bờ trước, ngoài và trong (anterior, lateral, and medial borders)
- Các mặt trước-ngoài, trước-trong và sau (anterolateral, anteromedial, and posterior surfaces) (Hình 2).
Mặt sau của xương cánh tay được đánh dấu ở phía trên của nó bởi một đường xù xì thẳng cho đầu ngoài của cơ tam đầu cánh tay bám vào, bắt đầu ngay bên dưới cổ phẫu thuật và đi chéo đến lồi củ delta (deltoid tuberosity).
Phần giữa của mặt sau và phần lân cận của mặt trước-ngoài được đánh dấu bởi rãnh quay (radial groove) nông, là thành phần mà đi chéo xuống theo xương và song song với bờ sau dốc của lồi củ delta. Dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu nằm trong rãnh này.
Gần ở giữa thân xương cánh tay, bờ trong được đánh dấu bởi một xù xì dài mỏng cho cơ quạ-cánh tay bám vào.
Vách gian cơ, là thành phần mà phân chia khoang trước khỏi khoang sau, bám vào các bờ trong và bờ ngoài (Hình 3).

Ở phía xa, xương trở nên dẹt và các bờ này mở rộng thành mào trên mỏm trên lồi cầu ngoài (lateral supraepicondylar ridge [lateral supracondylar ridge]) và mào trên mỏm trên lồi cầu trong (medial supraepicondylar ridge [medial supracondylar ridge]). Mào trên mỏm trên lồi cầu ngoài thì rõ rệt hơn so với mào trong và bị xù xì cho sự bám của các cơ được tìm thấy trong khoang sau của cẳng tay.
Đầu xa của xương cánh tay, là thành phần dẹt trên mặt phẳng trước-sau, mang 1 lồi cầu, 2 mỏm trên lồi cầu và 3 hố, như sau (Hình 3).
Lồi cầu (condyle)
Hai phần khớp của lồi cầu, chỏm con (capitulum) và ròng rọc (trochlea), khớp với hai xương của cẳng tay.
Chỏm con (capitulum) khớp với xương quay của cẳng tay. Nằm ở vị trí bên ngoài và có hình bán cầu, nó nhô ra phía trước và hơi xuống dưới và không nhìn thấy được khi xương cánh tay được nhìn từ phía sau.
Ròng rọc (trochlea) khớp với xương trụ của cẳng tay. Nó có hình ròng rọc và nằm ngay bên trong chỏm con. Bờ trong của nó thì rõ rệt hơn so với bờ ngoài và không giống như chỏm con, nó mở ra lên trên mặt sau của xương.
Hai mỏm trên lồi cầu (epicondyles)
Hai mỏm trên lồi cầu nằm cạnh và hơi trên so với ròng rọc và chỏm con (Hình 3).
Mỏm trên lồi cầu trong (medial epicondyle), là một lồi xương lớn, là dấu mốc có thể sờ được chủ yếu trên mặt trong của khuỷu tay, và nhô vào bên trong từ đầu xa của xương cánh tay. Trên bề mặt của nó, nó mang các vết ấn hình bầu dục lớn cho sự bám của các cơ trong khoang cẳng tay trước. Dây thần kinh trụ đi từ cánh tay vào trong cẳng tay quanh mặt sau của mỏm trên lồi cầu trong và có thể sờ được trên xương ở vị trí này.
Mỏm trên lồi cầu ngoài (lateral epicondyle) thì ít rõ rệt hơn nhiều so với mỏm trên lồi cầu trong. Nó nằm phía bên ngoài chỏm con và có một vết ấn không đều lớn cho sự bám của các cơ trong khoảng cẳng tay sau.
Ba hố (fossae)
Ba hố xuất hiện ở phía trên của ròng rọc và chỏm con trên đầu xa của xương cánh tay (Hình 3).
Hố quay (radial fossa) là hố ít rõ ràng nhất và xuất hiện ở ngay trên chỏm con trên mặt trước của xương cánh tay.
Hố vẹt (coronoid fossa) thì nằm cạnh hố quay và nằm phía trên ròng rọc.
Lớn nhất trong số các hố này là hố khuỷu (olecranon fossa), xuất hiện ngay trên ròng rọc trên mặt sau của đầu xa xương cánh tay.
Ba hố này chứa các lồi xương từ các xương trong cẳng tay trong suốt các vận động của khớp khuỷu.
Đầu gần của xương quay
Đầu gần của xương quay chứa một đầu, một cổ và lồi củ xương quay (Hình 4A, B).

Đầu (head) xương quay là một cấu trúc hình đĩa dày được định hướng trên mặt phẳng ngang. Diện trên hình tròn thì lõm để khớp với chỏm con của xương cánh tay. Bờ dày của đĩa thì rộng ở bên trong nơi mà nó khớp với khuyết quay trên đầu gần của xương trụ.
Cổ (neck) xương quay là một hình trụ ngắn và hẹp của xương giữa đầu mở rộng và lồi củ xương quay trên thân xương quay.
Lồi củ xương quay (radial tuberosity) là một lồi xương tù lớn trên mặt trong của xương quay, ngay bên dưới cổ xương quay. Hầu hết bề mặt của nó thì xù xì cho sự bám của gân cơ nhị đầu cánh tay. Đường chếch của xương quay liên tục đi chéo qua thân xương từ bờ dưới của lồi củ xương quay.
Đầu gần của xương trụ
Đầu gần của xương trụ thì lớn hơn nhiều so với đầu gần của xương quay và bao gồm mỏm khuỷu, mỏm vẹt, khuyết ròng rọc, khuyết quay và lồi củ xương trụ (Hình 5A, B).


Mỏm khuỷu (olecranon) là một lồi xương lớn mà mở về phía gần từ xương trụ. Mặt trước-ngoài của nó là mặt khớp và đóng góp vào sự hình thành của khuyết ròng rọc, thành phần mà khớp với ròng rọc của xương cánh tay. Mặt trên được đánh dấu bởi một vết ấn xù xì lớn cho sự bám của cơ tam đầu cánh tay. Mặt sau thì trơn láng, hơi có hình tam giác và có thể sờ được như là “đỉnh của khủy tay”.
Mỏm vẹt (coronoid process) nhô về phía trước từ đầu gần của xương trụ (Hình 5). Mặt trên-ngoài của nó là mặt khớp và tham gia cùng với mỏm khuỷu trong việc hình thành nên khuyết ròng rọc (trochlear notch). Mặt ngoài thì được đánh dấu bởi khuyết quay (radial notch) để khớp với đầu xương quay.
Ngay bên dưới khuyết quay là một hố mà cho phép lồi củ xương quay thay đổi vị trí trong suốt các động tác sấp và ngửa. Bờ sau của hố này thì rộng lên để hình thành nên mào cơ ngửa (supinator crest). Mặt trước của mỏm vẹt có hình tam giác, với đỉnh hướng về phía xa và có một số chỗ xù xì cho sự bám của cơ. Lớn nhất trong số các vị trí xù xì này, là lồi củ xương trụ (tuberosity of the ulna), thì nằm ở đỉnh của mặt trước và là vị trí bám cho cơ cánh tay.
Các cơ
Khoang cánh tay trước chứa ba cơ – cơ quạ-cánh tay, cơ cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay – là các cơ được chi phối chủ yếu bởi thần kinh cơ-bì.
Khoang sau chứa một cơ – cơ tam đầu cánh tay – được chi phối bởi thần kinh quay.
Cơ quạ-cánh tay
Cơ quạ-cánh tay (coracobrachialis muscle) mở từ đỉnh của mỏm quạ xương vai đến mặt trong của giữa thân xương cánh tay (Hình 6 và Bảng 8). Nó đi qua vùng nách và được đâm xuyên qua và được chi phối bởi thần kinh cơ-bì.


Cơ quạ-cánh tay giúp gấp cánh tay.
Cơ nhị đầu cánh tay
Cơ nhị đầu cánh tay (biceps brachii) có hai đầu:
- Đầu ngắn của cơ xuất phát từ mỏm quạ trong sự liên kết với cơ quạ-cánh tay.
- Đầu dài xuất phát dưới dạng một gân từ củ trên ổ chảo của xương vai (Hình 6 và Bảng 8).
Gân của đầu dài đi qua khớp ổ chảo-xương cánh tay ở phía trên của đầu xương cánh tay và sau đó đi qua rãnh gian củ và đi vào trong cánh tay. Trong cánh tay, gân hợp với bụng cơ của nó và cùng với bụng cơ của đầu ngắn, phủ lên trên cơ cánh tay.
Các đầu dài và ngắn hội tụ lại để hình thành nên một gân đơn, là thành phần mà bám tận lên lồi củ xương quay.
Khi gân đi vào trong cẳng tay, một tấm mô liên kết dẹt (trẽ cân cơ nhị đầu [bicipital aponeurosis]) tỏa ra từ mặt trong của gân để hòa lẫn với mạc sâu, che phủ khoang cẳng tay trước.
Cơ nhị đầu cánh tay là một cơ gấp cẳng tay mạnh ở khớp khuỷu; nó cũng là cơ ngửa cẳng tay mạnh nhất khi mà khớp khuỷu gập. Bởi vì hai đầu của cơ nhị đầu cánh tay băng qua khớp ổ chảo-xương cánh tay nên cơ cũng có thể gấp khớp ổ chảo-xương cánh tay.
Cơ nhị đầu cánh tay được chi phối bởi thần kinh cơ-bì. Gõ gân cơ nhị đầu ở khuỷu tay được sử dụng để kiểm tra chủ yếu thành phần tủy sống C6.
Cơ cánh tay
Cơ cánh tay (brachialis muscle) xuất phát từ nửa xa của mặt trước xương cánh tay và từ các phần lân cận của các vách gian cơ, đặc biệt là ở phía trong (Hình 6 và Bảng 8). Nó nằm bên dưới cơ nhị đầu cánh tay, dẹt theo hướng trước-sau và hội tụ lại để hình thành nên một gân, là thành phần gân mà bám vào lồi củ xương trụ.
Cơ cánh tay giúp gấp cẳng tay ở khớp khuỷu.
Sự chi phối thần kinh của cơ cánh tay chủ yếu là bởi thần kinh cơ-bì. Một thành phần nhỏ của phần ngoài thì được chi phối bởi thần kinh quay.
Khoang sau
Cơ duy nhất của khoang cánh tay sau là cơ tam đầu cánh tay (triceps brachii muscle) (Hình 7 và Bảng 9). Cơ tam đầu cánh tay có ba đầu:


- Đầu dài xuất phát từ củ dưới ổ chảo của xương vai.
- Đầu trong xuất phát từ diện rộng trên mặt sau của thân xương cánh tay, phía dưới rãnh quay.
- Đầu ngoài xuất phát từ một đường xù xì thẳng ở phía trên rãnh quay của xương cánh tay.
Ba đầu hội tụ lại để hình thành nên một gân lớn, là thành phần gân mà bám tận lên mặt trên của mỏm khuỷu xương trụ.
Cơ tam đầu cánh tay duỗi cẳng tay ở khớp khuỷu.
Sự chi phối thần kinh của cơ tam đầu là bởi các nhánh của thần kinh quay. Gõ lên gân cơ tam đầu cánh tay chủ yếu kiểm tra thành phần tủy C7.
Các bạn có thể xem bài viết mới trên Facebook tại đây nhé: https://www.facebook.com/profile.php?id=61550892771585
Các bạn có thể xem bài viết trước tại đây nhé: https://docsachxyz.com/giai-phau-vung-chi-tren-vung-nach-phan-3/
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !!!