Các cơ
Các cơ nội tại của bàn tay là cơ gan tay ngắn (được mô tả trong bài viết trước), các cơ gian cốt, cơ khép ngón cái, các cơ mô cái, các cơ mô út và các cơ giun. Không giống như các cơ ngoại lại mà xuất phát từ trong cẳng tay, bám tận trong bàn tay và thực hiện chức năng trong động tác cầm nắm mạnh với bàn tay, các cơ nội tại xuất hiện hoàn toàn trong bàn tay và chủ yếu thực hiện các vận động chính xác (“cầm nắm chính xác”) với các ngón tay và ngón cái.
Tất cả các cơ nội tại của bàn tay là được chi phối bởi nhánh sâu của thần kinh trụ trừ ba cơ mô cái và hai cơ giun ngoài, là các cơ được chi phối bởi thần kinh giữa. Các cơ nội tại chủ yếu được chi phối bởi thành phần tủy T1 với một sự đóng góp từ thành phần tủy C8.
Các cơ gian cốt là các cơ nằm giữa và bám vào các xương bàn tay (Hình 1 và Hình 2). Chúng bám tận vào trong xương ngón tay gần của mỗi ngón tay và vào trong trẽ gân cơ duỗi và được chia thành hai nhóm, các cơ gian cốt mu tay và các cơ gian cốt gan tay. Tất cả các cơ gian cốt được chi phối bởi nhánh sâu của thần kinh trụ. Tựu chung, các cơ gian cốt giúp dạng và khép các ngón tay và đóng góp vào các vận động gấp và duỗi phức tạp được tạo ra bởi các trẽ gân cơ duỗi.
Các cơ gian cốt mu tay
Các cơ gian cốt mu tay (dorsal interossei) là cơ nằm ở sau nhất trong số tất cả các cơ nội tại và có thể sờ được qua da trên mặt mu của bàn tay (Hình 1 – chữ in đậm đều là “Dạng” nhé, mình ghi nhầm). Có bốn cơ dạng lông vũ kép nằm giữa và bám vào các thân của các xương bàn tay lân cận (Hình 1). Mỗi cơ bám tận vào cả nền của xương ngón tay gần và vào trong trẽ gân cơ duỗi của ngón tay liên quan.

Các gân của các cơ gian cốt mu tay đi phía sau các dây chằng đốt bàn tay ngang sâu:
- Cơ gian cốt mu tay đầu tiên là lớn nhất và bám tận vào mặt ngoài của ngón trỏ.
- Các cơ gian cốt mu tay thứ hai và thứ ba bám tận lần lượt vào trong các mặt ngoài và trong của ngón tay giữa.
- Cơ gian cốt mu tay thứ tư bám tận vào mặt trong của ngón nhẫn.
Ngoài việc tạo ra các vận động gấp và duỗi của các ngón tay thông qua các sự bám của chúng vào các trẽ gân cơ duỗi, các cơ gian cốt mu tay là các cơ dạng chính của các ngón tay trỏ, giữa và nhẫn, ở các khớp bàn-ngón (Bảng 15).

Ngón tay giữa có thể dạng vào phía trong và ra phía ngoài so với trục dài của ngón tay giữa và do đó, có một cơ gian cốt mu tay ở mỗi bên. Ngón tay cái và ngón tay út có các cơ dạng của chính chúng trong các nhóm cơ mô cái và mô út, và vì thế, không có các cơ gian cốt mu tay.
Động mạch quay đi giữa hai đầu của cơ gian cốt mu tay đầu tiên khi nó đi từ hõm lào giải phẫu trên phía sau-ngoài của cổ tay vào trong mặt sâu của gan tay.
Các cơ gian cốt gan tay
Ba (hoặc bốn) cơ gian cốt gan tay (palmar interossei) thì nằm ở phía trước các cơ gian cốt mu tay và là các cơ có hình dạng lông vũ đơn xuất phát từ các xương bàn tay của các ngón tay mà với mỗi xương đó, mỗi cơ gian cốt gan tay sẽ có sự liên quan (Hình 2).

Cơ gian cốt gan tay dầu tiền thì thô sơ và thường được xem là một phần của cơ khép ngón tay cái hoặc cơ gấp ngắn ngón tay cái. Khi xuất hiện, nó xuất phát từ phía trong của mặt gan tay của xương bàn tay I và bám tận vào cả nền của xương ngón tay gần của ngón cái và vào trẽ gân cơ duỗi. Một xương vừng thường xuất hiện trong gân mà bám vào nền của xương ngón tay.
Cơ gian cốt gan tay thứ hai xuất phát từ mặt trong của xương bàn tay II và bám tận vào trong mặt trong của trẽ gân cơ duỗi của ngón tay trỏ.
Các cơ gian cốt gan tay thứ ba và thứ tư xuất phát từ các mặt ngoài của các xương bàn tay IV và V và bám tận vào trong các mặt ngoài của các trẽ gân cơ duỗi tương ứng.
Giống như các gân của các cơ gian cốt mu tay, các gân của các cơ gian cốt gan tay đi phía sau so với các dây chằng đốt bàn tay ngang sâu.
Các cơ gian cốt gan tay giúp khép ngón cái, ngón trỏ, ngón nhẫn và ngón út so với một trục dài đi qua ngón tay giữa. Các vận động diễn ra ở các khớp bàn-ngón. Bởi vì các cơ bám tận vào các trẽ của gân cơ duỗi nên chúng cũng tạo ra các động tác gấp và duỗi của các ngón tay (Bảng 15).
Cơ khép ngón tay cái
Cơ khép ngón tay cái (adductor pollicis) là một cơ hình tam giác lớn nằm ở phía trước mặt phẳng của các cơ gian cốt mà đi qua gan bàn tay (Hình 3). Nó xuất phát dưới dạng hai đầu:

- Một đầu ngang (transverse head) từ mặt trước của thân xương bàn tay III
- Một đầu chếch (oblique head), từ xương cả và các nền lân cận của các xương bàn tay II và III.
Hai đầu hội tụ ở phía ngoài để hình thành nên một gân, gân này thường chứa một xương vừng mà bám tận vào trong cả mặt trong của nền xương ngón tay cái gần và vào trong trẽ gân cơ duỗi.
Động mạch quay đi ra phía trước và vào phía trong, giữa hai đầu của cơ để đi vào trong mặt phẳng sâu của gan bàn tay và hình thành nên cung gan tay sâu.
Cơ khép ngón tay cái dài là một cơ khép mạnh của ngón tay cái và đối ngón tay cái với các ngón tay còn lại trong động tác cầm nắm (Bảng 15).
Các cơ mô cái (thenar muscles)
Ba cơ mô cái (cơ đối ngón tay cái, cơ gấp ngón tay cái ngắn và cơ dạng ngón tay cái ngắn) thì liên quan với động tác đối của ngón tay cái so với các ngón tay và liên quan với các vận động tinh vi của ngón tay cái (Hình 4) và tạo ra lồi nổi bật (mô cái [thenar eminence]) trên phía ngoài của gan bàn tay ở nền của ngón tay cái.

Các cơ mô cái được chi phối bởi nhánh quặt ngược của thần kinh giữa.
Cơ đối ngón tay cái
Cơ đối ngón tay cái (opponens pollicis) là cơ lớn nhất trong số các cơ mô cái và nằm sâu bên dưới hai cơ còn lại (Hình 4). Xuất phát từ củ của cơ thang và và mạc giữ gân cơ gấp lân cận, nó bám tận dọc theo toàn bộ chiều dài của bờ ngoài và mặt gan tay ngoài lân cận của xương bàn tay I.
Cơ đối ngón tay cái giúp xoay và gấp xương bàn tay I trên xương thang, vì thế, đưa mặt lòng của đầu ngón cái (pad) vào trong một vị trí đối diện so với mặt lòng đầu ngón tay của các ngón tay khác (Bảng 15).
Cơ dạng ngón tay cái ngắn
Cơ dạng ngón tay cái ngắn (abductor pollicis brevis) phủ trên cơ đối ngón cái và nằm ở phía gần so với cơ gấp ngắn ngón tay cái ngắn (Hình 4). Nó xuất phát từ các củ của xương thuyền và xương thang và từ mạc giữ gân cơ gấp lân cận để bám tận vào trong mặt ngoài của nền của xương ngón tay gần của ngón tay cái và vào trong trẽ gân cơ duỗi.
Cơ dạng ngón tay cái ngắn giúp dạng ngón tay cái, chủ yếu là ở khớp bàn-ngón. Hoạt động của nó rõ ràng nhất khi ngón tay cái được dạng tối đa và xương ngón tay gần được di chuyển ra khỏi đường thẳng trùng với trục dài của xương bàn tay (Bảng 15).
Cơ gấp ngắn ngón tay cái
Cơ gấp ngắn ngón tay cái (flexor pollicis brevis) thì nằm ở phía xa so với cơ dạng ngón tay cái ngắn (Hình 4). Nó xuất phát chủ yếu từ củ xương thang và mạc giữ gân cơ gấp lân cận, nhưng nó cũng có các sự bám sâu hơn vào trong các xương cổ tay khác và các dây chằng liên quan. Nó bám tận vào trong mặt ngoài của nền xương ngón tay gần của ngón cái. Gân cơ thường chứa một xương vừng.
Cơ gấp ngắn ngón tay cái giúp gấp khớp bàn-ngón của ngón tay cái (Bảng 15).
Các cơ mô út (hypothenar muscles)
Các cơ mô út (cơ đối ngón tay út, cơ dạng ngón tay út và cơ gấp ngón tay út ngắn) đóng góp vào lồi (mô út [hypothenar eminence]) trên phía trong của gan bàn tay ở nền của ngón tay út (Hình 4). Các cơ mô út thì tương tự với các cơ mô cái về tên và định hướng.
Không giống như các cơ mô cái, các cơ mô út được chi phối bởi nhánh sâu của thần kinh trụ và không phải bởi nhánh quặt ngược của thần kinh giữa.
Cơ đối ngón tay út
Cơ đối ngón tay út (opponens digiti minimi) nằm sâu bên dưới hai cơ mô út khác (Hình 4). Nó xuất phát từ móc của xương móc và từ mạc giữ gân cơ gấp lân cận và bám tận vào bờ trong và mặt gan tay của xương bàn tay V. Nền của nó được đâm xuyên qua bởi các nhánh sâu của thần kinh trụ và động mạch trụ.
Cơ đối ngón tay út giúp xoay xương bàn tay V về phía lòng bàn tay; tuy nhiên, do hình dạng đơn giản của khớp cổ-bàn và sự xuất hiện của một dây chằng đốt bàn tay ngang sâu mà nối đầu của xương bàn tay V vào đầu của ngón nhẫn nên vận động thì hạn chế hơn nhiều so với ngón tay cái (Bảng 15).
Cơ dạng ngón tay út
Cơ dạng ngón tay út (abductor digiti minimi) nằm phủ trên cơ đối ngón tay út (Hình 4). Nó xuất phát từ xương đậu, dây chằng đậu-móc và gân của cơ gấp cổ tay trụ và bám tận vào trong mặt trong của nền xương ngón tay gần của ngón út và vào trong trẽ gân cơ duỗi.
Cơ dạng ngón tay út là cơ dạng chủ yếu của ngón tay út (Bảng 15).
Cơ gấp ngón tay út ngắn
Cơ gấp ngón tay út ngắn (flexor digiti minimi brevis) thì nằm phía ngoài cơ dạng ngón tay út (Hình 4). Nó xuất phát từ móc của xương míc và mạc giữ gân cơ gấp lân cận và bám tận cùng với cơ dạng ngón tay út vào trong mặt trong của nền xương ngón tay gần của ngón tay út.
Cơ gấp ngón tay út ngắn giúp gấp khớp bàn-ngón.
Các bạn có thể xem bài viết mới trên Facebook tại đây: https://www.facebook.com/profile.php?id=61550892771585
Các bạn có thể xem bài viết trước tại đây: https://docsachxyz.com/giai-phau-vung-chi-tren-ban-tay-phan-2/
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !!!