Các cơ nội tại (intrinsic muscle)
Trong mặt lòng bàn chân
Lớp cơ thứ tư (fourth layer)
Có hai nhóm cơ trong lớp cơ sâu nhất trong lòng bàn chân, là các cơ gian cốt mu chân và gian cốt gan chân (Hình 1 và Bảng 5).
Các cơ gian cốt mu chân (dorsal interossei)
Bốn cơ gian cốt mu chân (dorsal interossei) là các cơ trên cùng nhất trong lòng bàn chân và giúp dạng các ngón chân thứ hai đến thứ tư so với trục dài qua ngón chân thứ hai (Hình 1). Tất cả bốn cơ đều có hình lông vũ kép (bipennate) và xuất phát từ các bên của các xương đốt bàn chân lân cận.
Các gân của các cơ gian cốt mu chân bám tận vào trong bờ tự do của các trẽ gân cơ duỗi và nền của các xương đốt ngón chân gần của các ngón chân.
Ngón chân thứ hai có thể được dạng sang cả hai phía so với trục dài của nó, vì thế, nó có hai cơ gian cốt mu chân liên quan với nó, một cơ ở mỗi bên. Các ngón chân thứ ba và thứ tư chỉ có một cơ gian cốt mu chân ở các phía ngoài của chúng. Các ngón chân cái và ngón chân út có các cơ dạng riêng (cơ dạng ngón chân cái và cơ dạng ngón chân út) trong lớp đầu tiên của các cơ trong lòng bàn chân.
Ngoài dạng ngón chân, các cơ gian cốt mu chân cũng hoạt động thông qua các trẽ gân cơ duỗi để ngăn cản sự duỗi của các khớp bàn-ngón chân và sự gấp của các khớp gian đốt ngón chân.
Các cơ gian cốt mu chân được chi phối bởi thần kinh gan chân ngoài. Các cơ gian cốt mu chân đầu tiên và thứ hai cũng nhận các nhánh trên các mặt trên của chúng từ thần kinh mác sâu.
Các cơ gian cốt gan chân (plantar interossei)
Ba cơ gian cốt gan chân giúp khép các ngón chân thứ ba, thứ tư và ngón chân út về phía trục dài qua ngón chân thứ hai (Hình 1).
Mỗi cơ gian cốt gan chân xuất phát từ phía trong của xương đốt bàn chân liên quan của nó và bám tận vào trong bờ tự do bên trong của trẽ gân cơ duỗi và nền của xương đốt bàn chân gần.
Ngón chân cái có cơ khép của chính nó (cơ khép ngón chân cái) trong lớp cơ thứ ba trong lòng bàn chân và ngón chân thứ hai được khép quay trở lại trục dọc của nó bằng cách sử dụng một trong số các cơ gian cốt mu chân của nó.
Ngoài động tác khép, các cơ gian cốt gan chân còn hoạt động thông qua các trẽ gân cơ duỗi để kháng lại động tác duỗi của các khớp bàn-ngón chân và động tác gấp của các khớp gian đốt ngón chân. Tất cả đều được chi phối bởi thần kinh gan chân ngoài.
Các động mạch (arteries)
Cấp máu cho bàn chân là bởi các nhánh của các động mạch chày sau và mu bàn chân (động mạch mu của bàn chân).
Động mạch chày sau đi vào trong lòng bàn chân và phân đôi thành các động mạch gan chân ngoài và trong. Động mạch gan chân ngoài hợp với đầu tận cùng của động mạch mu bàn chân (động mạch gan chân sâu) để hình thành nên cung gan chân sâu. Các nhánh từ cung này cấp máu cho các ngón chân.
Động mạch mu bàn chân là sự liên tục của động mạch chày trước, đi lên trên mặt mu của bàn chân và sau đó đi xuống phía dưới, dưới dạng động mạch gan chân sâu, giữa các xương đốt bàn chân I và II để đi vào trong lòng bàn chân.
Động mạch chày sau và cung gan chân (posterior tibial artery and plantar arch)
Động mạch chày sau đi vào trong bàn chân qua ống cổ chân trên phía trong của cổ chân và phía sau mắt cá trong. Ở chính giữa mắt cá trong và gót chân, mạch của động mạch chày sau có thể sờ được bởi vì ở đây động mạch được che phủ chỉ bởi một lớp mạc giữ gân mỏng, bởi mô liên kết nông và bởi da. Gần vị trí này, động mạch chày sau phân đôi thành một động mạch gan chân trong nhỏ và một động mạch gan chân ngoài lớn hơn nhiều.
Động mạch gan chân ngoài (lateral plantar artery)
Động mạch gan chân ngoài (lateral plantar artery) đi theo phía trước-ngoài vào trong lòng bàn chân, đầu tiên sâu dưới đầu gần của cơ dạng ngón chân cái và sau đó giữa cơ vuông gan chân và cơ gấp các ngón chân ngắn (Hình 2). Nó đến nền của xương đốt bàn chân V, nơi mà nó nằm trong rãnh giữa cơ gấp các ngón chân ngắn và cơ dạng ngón chân út. Từ đây, động mạch gan chân ngoài đi cong vào trong để hình thành nên cung gan chân sâu (deep plantar arch), mà đi qua trên mặt phẳng sâu của lòng bàn chân trên các nền của xương đốt bàn chân và các cơ gian cốt.
Giữa các nền của các xương đốt bàn chân I và II, cung gan chân sâu hợp với nhánh tận (động mạch gan chân sâu) của động mạch mu bàn chân, mà đi vào trong lòng bàn chân từ phía mu của bàn chân.
Các nhánh chính của cung gan chân sâu bao gồm:
- Một nhánh ngón chân đến phía ngoài của ngón chân út;
- Bốn động mạch gan đốt bàn chân, mà cung cấp các nhánh ngón chân đến các phía lân cận của các ngón chân I đến V và phía trong của ngón chân cái và
- Ba động mạch xuyên, mà đi giữa các nền của các xương đốt bàn chân II đến V để thông nối với các mạch máu trên phía mu của bàn chân.
Động mạch gan chân trong (medial plantar artery)
Động mạch gan chân trong (medial plantar artery) đi vào trong lòng bàn chân bằng cách đi sâu dưới đầu gần của cơ dạng ngón chân cái (Hình 2). Nó cung cấp một nhánh sâu đến các cơ lân cận và sau đó đi về phía trước trong rãnh giữa cơ dạng ngón chân cái và cơ gấp các ngón chân ngắn. Nó tận cùng bằng cách hợp với nhánh ngón chân của cung gan chân sâu, mà cấp máu cho phía trong của ngón chân cái.
Gần nền của xương đốt bàn chân I, động mạch gan chân trong cho ra một nhánh nông, mà phân chia thành ba mạch máu mà đi nông so với cơ gấp các ngón chân ngắn để hợp với các động mạch gan đốt bàn chân từ cung gan chân sâu.
Động mạch mu bàn chân (dorsalis pedis artery)
Động mạch mu bàn chân (dorsalis pedis artery) là sự liên tục của động mạch chày trước và bắt đầu khi động mạch chày trước đi qua khớp cổ chân (Hình 3). Nó đi ra phía trước qua trên mặt mu của xương sên, xương ghe và xương chêm giữa và sau đó đi xuống dưới, dưới dạng động mạch gan chân sâu, giữa hai đầu của cơ gian cốt mu chân đầu tiên để hợp với cung gan chân sâu trong lòng bàn chân. Mạch của động mạch mu bàn chân trên mặt mu chân của bàn chân có thể được cảm nhận bằng cách sờ nhẹ nhàng mạch máu trên các xương cổ chân bên dưới, giữa các gân của cơ duỗi ngón chân cái dài và cơ duỗi các ngón chân dài đến ngón chân thứ hai.
Các nhánh của động mạch mu bàn chân bao gồm các nhánh cổ chân ngoài và trong, một động mạch cung và một động mạch mu đốt bàn chân đầu tiên:
- Các động mạch cổ chân (tarsal arteries) đi vào bên trong và ra ngoài qua trên các xương cổ chân, cấp máu cho các cấu trúc lân cận và thông nối với một mạng lưới các mạch máu được hình thành quanh cổ chân.
- Động mạch cung (arcuate artery) đi ra phía ngoài qua trên mặt mu chân của các xương đốt bàn chân, gần nền của chúng và cho ra ba động mạch mu đốt bàn chân (dorsal metatarsal arteries), mà cung cấp các động mạch mu ngón chân (dorsal digital arteries) đến các phía lân cận của các ngón chân II đến V và cho ra một động mạch mu ngón chân mà cấp máu cho phía ngoài của ngón chân V.
- Động mạch mu đốt bàn chân đầu tiên (first dorsal metatarsal artery) (nhánh cuối cùng của động mạch mu bàn chân trước khi động mạch mu bàn chân tiếp tục đi dưới dạng động mạch gan chân sâu vào trong lòng bàn chân) cung cấp các nhánh mu ngón chân đến các phía lân cận của ngón chân cái và ngón chân thứ hai.
Các động mạch mu đốt bàn chân kết nối với các nhánh xuyên từ cung gan chân sâu và các nhánh tương tự từ các động mạch gan đốt bàn chân.
Các tĩnh mạch (veins)
Có các mạng lưới kết nối của các tĩnh mạch sâu và nông trong bàn chân. Các tĩnh mạch sâu đi theo các động mạch. Các tĩnh mạch nông thoát máu vào trong một cung tĩnh mạch mu chân trên mặt mu của bàn chân, qua trên các xương đốt bàn chân (Hình 4).
- Tĩnh mạch hiển lớn (great saphenous vein) xuất phát từ phía trong của cung và đi phía trước mắt cá trong và lên trên phía trong của cẳng chân.
- Tĩnh mạch hiển bé (small saphenous vein) xuất phát từ phía ngoài của cung và đi phía sau mắt cá ngoài và lên trên mặt sau của cẳng chân.
Các thần kinh (nerves)
Bàn chân được chi phối bởi các thần kinh chày, mác sâu, mác nông, bắp chân và hiển:
- Tất cả năm thần kinh đều đóng góp sự chi phối cảm giác bì hoặc cảm giác chung.
- Thần kinh chày chi phối tất cả các cơ nội tại của bàn chân ngoại trừ cơ duỗi các ngón chân ngắn, mà được chi phối bởi thần kinh mác sâu.
- Thần kinh mác sâu cũng thường đóng góp vào sự chi phối thần kinh của các cơ gian cốt mu chân thứ nhất và thứ hai.
Thần kinh chày (tibial nerve)
Thần kinh chày (tibial nerve) đi vào trong bàn chân qua ống cổ chân ở phía sau của mắt cá trong. Trong ống, thần kinh nằm ngoài động mạch chày sau và cho ra các nhánh gót trong (medial calcaneal branches), mà đâm xuyên qua mạc giữ gân cơ gấp để chi phối cho gót chân. Ở chính giữa mắt cá trong và gót chân, thần kinh chày phân đôi cùng với động mạch chày sau thành:
- Một thần kinh gan chân trong lớn và
- Một thần kinh gan chân ngoài nhỏ hơn (Hình 5).
Thần kinh gan chân trong (medial plantar nerve)
Thần kinh gan chân trong (medial plantar nerve) là thần kinh cảm giác chính trong lòng bàn chân (Hình 5). Nó chi phối cho da trên hầu hết hai phần ba trước của lòng bàn chân và các mặt lân cận của ba và một phần hai ngón chân trong, mà bao gồm cả ngón chân cái. Ngoài vùng lớn này của da gan chân, thần kinh cũng chi phối cho bốn cơ nội tại – cơ dạng ngón chân cái, cơ gấp các ngón chân ngắn, cơ gấp ngón chân cái ngắn và cơ giun đầu tiên.
Thần kinh gan chân trong đi vào trong lòng bàn chân sâu dưới cơ dạng ngón chân cái và đi về phía trước trong rãnh giữa cơ dạng ngón chân cái và cơ gấp các ngón chân ngắn, cung cấp các nhánh đến cả hai cơ này.
Thần kinh gan chân trong cung cấp một nhánh ngón chân (thần kinh gan ngón chân riêng [proper plantar digital nerve]) đến phía trong của ngón chân cái và sau đó phân chia thành ba thần kinh (các thần kinh gan ngón chân chung [common plantar digital nerves]) trên mặt gan chân của cơ gấp các ngón chân ngắn, mà tiếp tục đi về phía trước để cung cấp các nhánh gan ngón chân riêng đến các mặt lân cận của các ngón chân I đến IV. Thần kinh đến cơ giun đầu tiên xuất phát từ thần kinh gan ngón chân chung đầu tiên.
Thần kinh gan chân ngoài (lateral plantar nerve)
Thần kinh gan chân ngoài (lateral plantar nerve) là một thần kinh vận động quan trọng trong bàn chân bởi vì nó chi phối cho tất cả các cơ nội tại trong lòng bàn chân, ngoại trừ các cơ được chi phối bởi thần kinh gan chân trong (cơ dạng ngón chân cái, cơ gấp các ngón chân ngắn, cơ gấp ngón chân cái ngắn và cơ giun đầu tiên) (Hình 5). Nó cũng chi phối cho một dải da trên phía ngoài của hai phần ba trước của lòng bàn chân và các mặt gan chân lân cận của một và một phần hai ngón chân ngoài.
Thần kinh gan chân ngoài đi vào trong lòng bàn chân bằng cách đi sâu dưới sự bám gần của cơ dạng ngón chân cái. Nó tiếp tục đi ra phía ngoài và ra phía trước qua lòng bàn chân giữa cơ gấp các ngón chân ngắn và cơ vuông gan chân, cung cấp các nhánh đến cả hai cơ này, và sau đó phân chia ở gần đầu của xương đốt bàn chân V thành các nhánh sâu và nông.
Nhánh nông (superficial branch) của thần kinh gan chân ngoài cho ra một thần kinh gan ngón chân riêng (proper plantar digital nerve), mà chi phối cho da trên phía ngoài của ngón chân út và cho ra một thần kinh gan ngón chân chung (common plantar digital nerve), mà phân chia để cung cấp các thần kinh gan ngón chân riêng đến da trên các phía lân cận của các ngón chân IV và V.
Thần kinh gan ngón chân riêng đến phía ngoài của ngón chân út cũng chi phối cho cơ gấp ngón chân út ngắn và các cơ gian cốt mu chân và gan chân giữa các xương đốt bàn chân IV và V.
Nhánh sâu (deep branch) của thần kinh gan chân ngoài là nhánh vận động và đi kèm theo động mạch gan chân ngoài ở sâu so với các gân cơ gấp dài và cơ khép ngón chân cái. Nó cung cấp các nhánh đến các cơ giun thứ hai đến thứ tư, cơ khép ngón chân cái và tất cả các cơ gian cốt ngoại trừ các cơ giữa các xương đốt bàn chân IV và V, mà được chi phối bởi nhánh nông.
Thần kinh mác sâu (deep fibular nerve)
Thần kinh mác sâu (deep fibular nerve) chi phối chi cơ duỗi các ngón chân ngắn, đóng góp vào sự chi phối của hai cơ gian cốt mu chân đầu tiên, và cung cấp các nhánh cảm giác chung đến da trên các phía mu chân lân cận của các ngón chân thứ nhất và thứ hai và đến khoảng (web space) giữa chúng (khoảng gian ngón chân) (Hình 6).
Thần kinh mác sâu đi vào trong phía mu của bàn chân trên phía ngoài của động mạch mu bàn chân và song song với và ở phía ngoài so với gân của cơ duỗi ngón chân cái dài. Ngay phía xa của khớp cổ chân, thần kinh cho ra một nhánh ngoài, mà chi phối cho cơ duỗi các ngón chân ngắn từ mặt sâu của nó.
Thần kinh mác sâu tiếp tục đi về phía trước trên mặt mu của bàn chân, xuyên qua mạc sâu giữa các xương đốt bàn chân I và II, gần các khớp bàn-ngón và sau đó phân chia thành hai thần kinh mu ngón chân (dorsal digital nerves), mà chi phối cho da phủ trên các mặt lân cận của các ngón chân I và II xuống đến gốc của giường móng (nail beds).
Các nhánh vận động nhỏ mà đóng góp vào sự chi phối của hai cơ gian cốt mu chân đầu tiên, xuất phát từ thần kinh mác sâu trước khi nó đâm xuyên qua mạc sâu.
Thần kinh mác nông (superficial fibular nerve)
Thần kinh mác nông (superficial fibular nerve) thì cảm giác cho hầu hết da trên mặt mu của bàn chân và các ngón chân ngoại trừ da phủ trên các phía lân cận của các ngón chân I và II (mà được chi phối bởi thần kinh mác sâu) và da phủ trên phía ngoài của bàn chân và ngón chân út (mà được chi phối bởi thần kinh bắp chân; Hình 6).
Thần kinh mác nông đâm xuyên mạc sâu trên phía trước-ngoài của cẳng chân dưới và đi vào trong mặt mu của bàn chân trong mạc nông. Nó cho ra các nhánh bì và các thần kinh mu ngón chân (dorsal digital nerves) dọc theo chặng đi của nó.
Thần kinh bắp chân (sural nerve)
Thần kinh bắp chân (sural nerve) là một nhánh bì của thần kinh chày mà xuất phát ở cao trong cẳng chân. Nó đi vào trong bàn chân trong mạc nông ở phía sau mắt cá ngoài, gần với tĩnh mạch hiển ngắn (hiển bé). Các nhánh tận chi phối cho da trên phía ngoài của bàn chân và mặt mu-ngoài của ngón chân út (Hình 6B).
Thần kinh hiển (saphenous nerve)
Thần kinh hiển (saphenous nerve) là một nhánh bì của thần kinh đùi mà xuất phát ở trong đùi. Các nhánh tận cùng đi vào trong bàn chân trong mạc nông trên phía trong của cổ chân và chi phối cho da trên phía trong của bàn chân gần (Hình 6B).
Các bạn có thể xem bài viết mới trên Facebook tại đây: https://www.facebook.com/profile.php?id=61550892771585
Các bạn có thể xem bài viết trước tại đây: https://docsachxyz.com/giai-phau-vung-chi-duoi-ban-chan-phan-3/
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !!!