Ống cổ chân (tarsal tunnel), mạc giữ gân (retinacula) và sự sắp xếp của các cấu trúc chính ở cổ chân
Mạc giữ gân cơ gấp (flexor retinaculum)
Mạc giữ gân cơ gấp là một lớp dạng băng (strap-like) của mô liên kết mà trải qua sự lõm xuống được hình thành bởi mắt cá trong, các mặt trong và sau của xương sên, mặt trong của xương gót và mặt dưới của mỏm chân đế sên (Hình 1). Nó bám ở phía trên vào mắt cá trong và phía dưới và phía sau vào bờ dưới-trong của xương gót.
Mạc giữ gân liên tục ở phía trên với mạc sâu của cẳng chân và phía dưới với mạc sâu (cân gan chân) của bàn chân.
Vách từ mạc giữ gân cơ gấp chuyển các rãnh trên xương thành các kênh mô liên kết dạng ống cho các gân của các cơ gấp khi chúng đi vào trong lòng bàn chân từ khoang cẳng chân sau (Hình 1). Sự vận động tự do của các gân trong các kênh được tạo điều kiện thuận lợi bởi các bao hoạt dịch, mà bao quanh các gân.
Hai khoang trên mặt sau của mắt cá trong là cho các gân của cơ chày sau và cơ gấp các ngón chân dài. Gân của cơ chày sau thì nằm bên trong so với gân của cơ gấp các ngón chân dài.
Ngay bên ngoài các gân của cơ chày sau và cơ gấp các ngón chân dài là động mạch chày sau với các tĩnh mạch liên quan của nó và thần kinh chày đi qua ống cổ chân vào trong lòng bàn chân. Mạch của động mạch chày sau có thể được cảm nhận thông qua mạc giữ gân cơ gấp ở chính giữa giữa mắt cá trong và xương gót.
Phía ngoài thần kinh chày là khoang trên mặt sau của xương sên và mặt dưới của mỏm chân đế sên cho gân của cơ gấp ngón chân cái dài.
Các mạc giữ gân cơ duỗi (extensor retinacula)
Hai mạc giữ gân cơ duỗi buộc qua các gân của các cơ duỗi đến vùng cổ chân và ngăn cản gân bị gấp trong suốt quá trình duỗi bàn chân và các ngón chân (Hình 2):
- Một mạc giữ gân cơ duỗi trên (superior extensor retinaculum) là một sự dày lên của mạc sâu trong vùng cẳng chân xa, ngay trên khớp cổ chân và bám vào các bờ trước của xương mác và xương chày.
- Một mạc giữ gân cơ duỗi dưới (inferior extensor retinaculum) thì có hình chữ Y, bám bởi nền của nó vào phía ngoài của mặt trên xương gót và đi chéo vào bên trong qua bàn chân để bám bởi một nhánh của nó vào mắt cá trong, ngược lại, nhánh còn lại quấn quanh bàn chân về phía trong và bám vào phía trong của cân gan chân.
Các gân của cơ duỗi các ngón chân dài và cơ mác trước đi qua một khoang trên phía ngoài của phần bàn chân gần. Phía trong các gân này, động mạch mu bàn chân (nhánh tận của động mạch chày trước), gân của cơ duỗi ngón chân cái dài, và cuối cùng là gân của cơ chày trước đi dưới mạc giữ gân cơ duỗi.
Các mạc giữ gân cơ mác (fibular [peroneal] retinacula)
Mạc giữ gân cơ mác nối các gân của cơ mác dài và cơ mác ngắn vào phía ngoài của bàn chân (Hình 3):
- Một mạc giữ gân cơ mác trên (superior fibular retinaculum) mở ra giữa mắt cá ngoài và xương gót.
- Một mạc giữ gân cơ mác dưới (inferior fibular retinaculum) bám vào mặt ngoài của xương gót quanh ròng rọc mác và hòa lẫn ở phía trên cùng với các sợi của mạc giữ gân cơ duỗi dưới.
Ở ròng rọc mác, một vách phân tách khoang cho gân của cơ mác ngắn ở phía trên với khoang cho cơ mác dài ở phía dưới.
Các cung của bàn chân (arches of the foot)
Các xương của bàn chân không nằm trong một mặt phẳng ngang. Thay vào đó, chúng hình thành nên các cung dọc và ngang tương ứng so với mặt đất (Hình 4), mà giúp hấp thu và phân bố các lực hướng xuống dưới từ cơ thể trong suốt quá trình đứng và di chuyển trên các về mặt khác nhau.
Cung dọc (longitudinal arch)
Cung dọc của bàn chân được hình thành giữa đầu sau của xương gót và các đầu của các xương đốt bàn chân (Hình 4A). Nó thì cao nhất ở bên trong, nơi mà nó hình thành nên phần trong của cung dọc và thấp nhất ở phía ngoài, nơi mà nó hình thành nên phần ngoài.
Cung ngang (transverse arch)
Cung ngang của bàn chân thì cao nhất trong một mặt phẳng đứng ngang mà cắt qua đầu của xương sên và biến mất gần các đầu của các xương đốt bàn chân, nơi mà các xương này được giữ lại với nhau bởi các dây chằng đốt bàn chân ngang sâu (Hình 4B).
Sự nâng đỡ của dây chằng và cơ
Các dây chằng và các cơ nâng đỡ cho các cung của bàn chân (Hình 5):
- Các dây chằng mà nâng đỡ cho các cung bao gồm dây chằng gót-ghe gan chân (dây chằng lò xo), dây chằng gót-hộp gan chân (dây chằng gan chân ngắn) và dây chằng gan chân dài, và cân gan chân.
- Các cơ mà cung cấp sự hỗ trợ động cho các cung trong suốt quá trình đi lại bao gồm cơ chày trước và sau, và cơ mác dài.
Cân gan chân (plantar aponeurosis)
Cân gan chân là một sự dày lên của mạc sâu trong lòng bàn chân (Hình 6). Nó được nối chắc chắn vào mỏm trong của lồi củ xương gót và mở ra phía trước dưới dạng một dải dày của các sợi mô liên kết được sắp xếp theo chiều dọc. Các sợi phân tán khi chúng đi về phía trước và hình thành nên các dải của ngón chân, mà đi vào trong các ngón chân và kết nối với các xương, các dây chằng và trung bì của da.
Phía xa của các khớp bàn-ngón chân, các dải ngón chân của cân gan chân được kết nối lại với nhau bởi các sợi ngang, mà giúp hình thành nên các dây chằng đốt bàn chân ngang nông.
Cân gan chân hỗ trợ cho cung dọc của bàn chân và bảo vệ các cấu trúc sâu hơn trong lòng bàn chân.
Các bao sợi của các ngón chân (fibrous sheaths of toes)
Các gân của cơ gấp các ngón chân dài, cơ gấp các ngón chân ngắn và cơ gấp ngón chân cái dài đi vào trong các bao sợi ngón chân trên mặt gan chân của các ngón chân (Hình 7). Các bao sợi này bắt đầu ở phía trước các khớp bàn-ngón và mở rộng đến các xương đốt ngón chân xa. Chúng được hình thành bởi các cung sợi và các dây chằng chéo (hình chữ thập) bám ở phía sau vào trong các bờ của các xương đốt ngón chân và vào các dây chằng gan chân liên quan với các khớp bàn-ngón chân và gian đốt ngón chân.
Các ống sợi này giữ các gân đến mặt phẳng xương và ngăn cản gân bị cong gập khi các ngón chân gấp.
Bên trong mỗi ống, các gân được bao quanh bởi một bao hoạt dịch.
Các trẽ gân cơ duỗi (extensor hoods)
Các gân của cơ duỗi các ngón chân dài, cơ duỗi các ngón chân ngắn và cơ duỗi ngón chân cái dài đi vào trong mặt mu của các ngón chân và mở rộng qua trên các xương đốt bàn chân gần để hình thành nên các phần mở rộng mu ngón chân phức tạp (“các trẽ gân cơ duỗi” [extensor hoods]) (Hình 8).
Mỗi trẽ gân cơ duỗi có hình tam giác với đỉnh nối vào xương đốt ngón chân xa, vùng trung tâm nối vào các xương đốt ngón chân giữa (các ngón chân II đến V) hoặc gần (ngón chân I) và mỗi góc của nền (đáy) bao quanh các phía (bên) của khớp bàn-ngón. Các góc của các trẽ gân bám chủ yếu vào các dây chằng đốt bàn chân ngang sâu.
Nhiều trong số các cơ nội tại của bàn chân bám tận vào trong bờ tự do của trẽ gân ở mỗi bên. Sự bám của các cơ này vào trong các trẽ gân cơ duỗi cho phép các lực từ các cơ này được phân bố trên các ngón chân để gây ra sự gấp của các khớp bàn-ngón trong khi cùng lúc đó, gây ra sự duỗi các khớp gian đốt ngón (Hình 8). Chức năng của các vận động này trong bàn chân thì không được hiểu rõ nhưng chúng có thể là ngăn cản sự duỗi quá mức của các khớp bàn-ngón và sự gấp của các khớp gian đốt ngón khi gót chân được nâng lên khỏi mặt đất và các ngón chân bám vào nền trong suốt quá trình đi lại.
Các cơ nội tại (intrinsic muscle)
Các cơ nội tại của bàn chân xuất phát và bám tận trong bàn chân:
- Cơ duỗi các ngón chân ngắn và cơ duỗi ngón chân cái ngắn trên mặt mu của bàn chân;
- Tất cả các cơ nội tại khác – các cơ gian cốt mu chân và gan chân, cơ gấp ngón chân út ngắn, cơ gấp ngón chân cái ngắn, cơ gấp các ngón chân ngắn, cơ vuông gan chân (cơ gấp phụ), cơ dạng ngón chân út, cơ dạng ngón chân cái và các cơ giun – thì nằm trên phía mặt gan chân của bàn chân trong lòng bàn chân nơi mà chúng tổ chức thành bốn lớp.
Các cơ nội tại chủ yếu chỉnh sửa các hoạt động của các gân cơ dài và tạo ra các vận động tinh vi của các ngón chân.
Tất cả các cơ nội tại của bàn chân được chi phối bởi các nhánh gan chân trong và ngoài của thần kinh chày ngoại trừ cơ duỗi các ngón chân ngắn, mà được chi phối bởi thần kinh mác sâu. Hai cơ gian cốt mu chân đầu tiên cũng có thể nhận một phần sự chi phối thần kinh của chúng từ thần kinh mác sâu.
Trên mặt mu chân
Cơ duỗi các ngón chân ngắn và cơ duỗi ngón chân cái ngắn (extensor digitorum brevis and extensor hallucis brevis)
Cơ duỗi các ngón chân ngắn (extensor digitorum brevis) được bám vào một vùng ráp trên mặt trên-ngoài của xương gót, ở phía ngoài của xoang cổ chân (Hình 9 và Bảng 1).
Bụng cơ dẹt đi theo phía trước-trong lên trên bàn chân, sâu dưới các gân của cơ duỗi các ngón chân dài và hình thành nên ba gân, mà đi vào trong các ngón chân II, III và IV. Các gân hợp vào phía ngoài của các gân của cơ duỗi các ngón chân dài. Cơ duỗi các ngón chân ngắn duỗi ba ngón chân giữa thông qua các sự bám vào trong các gân cơ duỗi dài và các trẽ gân cơ duỗi. Nó được chi phối bởi thần kinh mác sâu.
Cơ duỗi ngón chân cái ngắn (extensor hallucis brevis) xuất phát trong sự liên kết với cơ duỗi các ngón chân ngắn. Gân của nó bám vào nền của xương đốt ngón chân gần của ngón chân cái. Cơ duỗi khớp bàn-ngón chân của ngón chân cái và được chi phối bởi thần kinh mác sâu.
Trong mặt lòng bàn chân
Các cơ trong lòng bàn chân được tổ chức thành bốn lớp. Từ nông đến sâu, hay từ gan chân đến mu chân, các lớp này là các lớp thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư.
Lớp thứ nhất (first layer)
Có ba thành phần trong lớp các cơ thứ nhất, mà là lớp nông nhất trong số bốn lớp cơ và nằm sâu ngay bên dưới cân gan chân (Hình 10 và Bảng 2). Từ trong ra ngoài, các cơ này là cơ dạng ngón chân cái, cơ gấp các ngón chân ngắn và cơ dạng ngón chân út.
Cơ dạng ngón chân cái (abductor hallucis)
Cơ dạng ngón chân cái (abductor hallucis) hình thành nên bờ trong của bàn chân và đóng góp vào ụ mô mềm trên phía trong của lòng bàn chân (Hình 10). Nó xuất phát từ mỏm trong của lồi củ xương gót và các bờ lân cận của mạc giữ gân cơ gấp và cân gan chân. Nó hình thành nên một gân mà bám tận lên trên phía trong của nền xương đốt ngón chân gần của ngón chân cái và lên trên xương vừng trong liên quan với gân của cơ gấp ngón chân cái ngắn.
Cơ dạng ngón chân cái giúp dạng và gấp ngón chân cái ở khớp bàn-ngón và được chi phối bởi nhánh gan chân trong của thần kinh chày.
Cơ gấp các ngón chân ngắn (flexor digitorum brevis)
Cơ gấp các ngón chân ngắn (flexor digitorum brevis) nằm ngay phía trên cân gan chân và phía dưới các gân của cơ gấp các ngón chân dài trong lòng bàn chân (Hình 10). Bụng cơ hình con suốt (spindle-shaped) xuất phát dưới dạng một gân tử mỏm trong của lồi củ xương gót và từ cân gan chân lân cận.
Các sợi cơ của cơ gấp các ngón chân ngắn hội tụ ở phía trước để hình thành nên bốn gân, mà mỗi gân đi vào một trong số bốn ngón chân ngoài. Gần nền của xương đốt ngón chân gần của ngón chân, mỗi gân phân chia để đi về phía mu quanh mỗi bên của gân cơ gấp các ngón chân dài và bám vào các bờ của xương đốt ngón chân giữa.
Cơ gấp các ngón chân ngắn giúp gấp bốn ngón chân ngoài ở các khớp gian đốt ngón gần và được chi phối bởi nhánh gan chân trong của thần kinh chày.
Cơ dạng ngón chân út (abductor digiti minimi)
Cơ dạng ngón chân út (abductor digiti minimi) thì nằm trên phía ngoài của bàn chân và đóng góp vào ụ gan chân ngoài lớn trên lòng bàn chân (Hình 10). Nó có một đáy nguyên ủy rộng, chủ yếu từ các mỏm ngoài và trong của lồi củ xương gót và từ một dải sợi mô liên kết mà kết nối xương gót với nền của xương đốt bàn chân V.
Cơ dạng ngón chân út hình thành nên một gân, mà đi trong một rãnh nông trên mặt gan chân của nền xương đốt bàn chân V và tiếp tục đi về phía trước để bám vào phía ngoài của nền xương đốt ngón chân gần của ngón chân út.
Cơ dạng ngón chân út dạng ngón chân út ở khớp bàn-ngón và được chi phối bởi nhánh gan chân ngoài của thần kinh chày.
Lớp cơ thứ hai (second layer)
Lớp cơ thứ hai trong lòng bàn chân thì liên quan với các gân của cơ gấp các ngón chân dài, mà đi qua lớp này và bao gồm cơ vuông bàn chân và bốn cơ giun (Hình 11 và Bảng 3).
Cơ vuông gan chân (quadratus plantae)
Cơ vuông gan chân (quadratus plantae) là một cơ tứ giác dẹt với hai đầu nguyên ủy (Hình 11):
- Một trong số các đầu xuất phát từ mặt trong của xương gót, ở phía dưới mỏm chân đế sên.
- Đầu còn lại xuất phát từ mặt dưới của xương gót, ở phía trước mỏm ngoài của lồi củ xương gót và sự bám của dây chằng gan chân dài.
Cơ vuông gan chân bám tận vào trong phía ngoài của gân cơ gấp các ngón chân dài trong nửa gần của lòng bàn chân, gần nơi mà gân phân chia.
Cơ vuông gan chân hỗ trợ cho gân gấp các ngón chân dài trong việc gấp các ngón chân và cũng có thể điều chỉnh “đường kéo” của gân này khi nó đi vào trong lòng bàn chân từ phía trong. Cơ được chi phối bởi thần kinh gan chân ngoài.
Các cơ giun (lumbricals)
Các cơ giun (lumbricals) là bốn cơ hình con giun (worm-like) mà xuất phát từ các gân của cơ gấp các ngón chân dài và đi về phía mu bàn chân để bám tận vào trong các bờ trong tự do của các trẽ gân cơ duỗi của bốn ngón chân ngoài (Hình 11).
Cơ giun đầu tiên xuất phát từ phía trong của gân cơ gấp các ngón chân dài mà liên quan với ngón chân thứ hai. Ba cơ còn lại thì có hình lông vũ kép (bipennate) và xuất phát từ các phía của các gân lân cận.
Các cơ giun đóng vai trò thông qua các trẽ gân cơ duỗi để ngăn cản sự duỗi quá mức của các khớp bàn-ngón và sự gấp của các khớp gian đốt ngón khi gót chân rời khỏi mặt đất trong suốt quá trình đi lại.
Cơ giun đầu tiên được chi phối bởi thần kinh gan chân trong, trong khi ba cơ còn lại được chi phối bởi thần kinh gan chân ngoài.
Lớp cơ thứ ba (third layer)
Có ba cơ trong lớp cơ thứ ba trong lòng bàn chân (Hình 12 và Bảng 4):
- Hai cơ (cơ gấp ngón chân cái ngắn và cơ khép ngón chân cái) thì liên quan với ngón chân cái.
- Cơ thứ ba (cơ gấp ngón chân út ngắn) thì liên quan với ngón chân út.
Cơ gấp ngón chân cái ngắn (flexor hallucis brevis)
Cơ gấp ngón chân cái ngắn (flexor hallucis brevis) có hai đầu nguyên ủy dạng gân (Hình 12):
- Đầu ngoài (lateral head) xuất phát từ các mặt gan chân của xương hộp, ở phía sau rãnh cho cơ mác dài, và mặt lân cận của xương chêm ngoài.
- Đầu trong (medial head) xuất phát từ gân của cơ chày sau khi nó đi vào trong lòng bàn chân.
Các đầu trong và ngoài hợp lại và cho ra một bụng cơ, mà chính nó được phân tách thành các phần trong và ngoài bên cạnh mặt gan chân của xương đốt bàn chân I. Mỗi phần của cơ cho ra một gân mà bám tận lên phía ngoài hoặc phía trong của nền xương đốt ngón chân gần của ngón chân cái.
Một xương vừng xuất hiện trong mỗi gân của cơ gấp ngón chân cái ngắn khi nó đi qua mặt gan chân của đầu xương đốt bàn chân I. Gân của cơ gấp ngón chân cái dài đi giữa các xương vừng.
Cơ gấp ngón chân cái ngắn giúp gấp khớp bàn-ngón của ngón chân cái và được chi phối bởi thần kinh gan chân trong.
Cơ khép ngón chân cái (adductor hallucis)
Cơ khép ngón chân cái (adductor hallucis) xuất phát bởi hai đầu dạng cơ, ngang và chếch, mà hợp lại gần các tận cùng của chúng để bám tận vào trong phía ngoài của nền xương đốt ngón chân gần của ngón chân cái (Hình 12):
- Đầu ngang (transverse head) xuất phát từ các dây chằng gan chân liên quan với các khớp bàn-ngón chân của ba ngón chân ngoài và từ các dây chằng đốt bàn chân ngang sâu liên quan – cơ đi ngang qua lòng bàn chân từ ngoài vào trong và hợp với đầu chếch gần nền của ngón chân cái.
- Đầu chếch (oblique head) thì lớn hơn so với đầu ngang và xuất phát từ các mặt gan chân của các nền các xương đốt bàn chân II đến IV và từ bao cơ che phủ cơ mác dài – đầu này đi theo phía trước-ngoài qua lòng bàn chân và hợp với đầu ngang.
Gân của sự bám tận của cơ khép ngón chân cái bám vào xương vừng ngoài liên quan với gân của cơ gấp ngón chân cái ngắn ngoài việc bám vào xương đốt ngón chân gần.
Cơ khép ngón chân cái giúp khép ngón chân cái ở khớp bàn-ngón và được chi phối bởi thần kinh gan chân ngoài.
Cơ gấp ngón chân út ngắn (flexor digiti minimi brevis)
Cơ gấp ngón chân út ngắn (flexor digiti minimi brevis) xuất phát từ mặt gan chân của nền xương đốt bàn chân V và bao cơ lân cận của gân cơ mác dài (Hình 12). Nó bám tận lên trên phía ngoài của nền xương đốt ngón chân gần của ngón chân út.
Cơ gấp ngón chân út ngắn giúp gấp ngón chân út ở khớp bàn-ngón và được chi phối bởi thần kinh gan chân ngoài.
Các bạn có thể xem bài viết mới trên Facebook tại đây: https://www.facebook.com/profile.php?id=61550892771585
Các bạn có thể xem bài viết trước tại đây: https://docsachxyz.com/giai-phau-vung-chi-duoi-ban-chan-phan-2/
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !!!