Cung lượng tim (cardiac output) là lượng máu được bơm vào trong động mạch chủ mỗi phút bởi tim. Đây cũng là lượng máu mà đi qua hệ thống tuần hoàn. Bởi vì cung lượng tim là tổng lưu lượng máu đến tất cả các mô của cơ thể nên nó là một trong các yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm trong mối liên hệ với chức năng của hệ thống tim mạch.
Hồi lưu tĩnh mạch (venous return) thì có vai trò quan trọng tương đương bởi vì nó là lượng máu chảy từ các tĩnh mạch vào trong tâm nhĩ phải mỗi phút. Hồi lưu tĩnh mạch và cung lượng tim phải bằng nhau trừ một số nhịp tim khi mà máu tạm thời được tích trữ vào hoặc đẩy ra từ tim và các phổi.
Các giá trị bình thường của cung lượng tim lúc nghỉ ngơi và trong suốt quá trình hoạt động
Cung lượng tim thay đổi rộng theo mức độ hoạt động của cơ thể. Các yếu tố sau đây, trong số nhiều yếu tố khác,là ảnh hưởng một cách trực tiếp đến cung lượng tim: (1) mức chuyển hóa cơ bản của cơ thể; (2) liệu một người có đang tập thể dục hay không; (3) tuổi của một người và (4) kích thước cơ thể.
Đối với nam giới khỏe mạnh, cung lượng tim lúc nghỉ trung bình là khoảng 5.6 L/phút. Đối với phụ nữ, giá trị này là khoảng 4.9 L/phút. Khi yếu tố tuổi tác được quan tâm đến – bởi vì khi tuổi tăng lên, hoạt động của cơ thể và khối lượng của một số mô (như cơ xương) giảm xuống – thì cung lượng tim trung bình đối với người trưởng thành lúc nghỉ, khi làm tròn, thường được cho là khoảng 5 L/phút. Tuy nhiên, cung lượng tim thay đổi đáng kể giữa những nam giới và phụ nữ khỏe mạnh phụ thuộc vào khối lượng cơ, tình trạng béo phì, hoạt động thể chất và các yếu tố khác mà tác động lên tốc độ chuyển hóa và các nhu cầu dinh dưỡng của các mô.
Chỉ số tim (cardiac index)
Các thực nghiệm cho thấy rằng cung lượng tim tăng lên gần như tỷ lệ với diện tích bề mặt của cơ thể. Vì thế, cung lượng tim thường được phát biểu ở thuật ngữ chỉ số tim (cardiac index), là cung lượng tim trên mỗi mét vuông bề mặt cơ thể. Người trung bình nặng 70 kilograms có một diện tích bề mặt cơ thể khoảng 1.7 mét vuông, điều này có nghĩa là chỉ số tim trung bình bình thường đối với người trưởng thành là khoảng 3 L/phút/m2 diện tích bề mặt cơ thể.
Tác động của tuổi tác lên cung lượng tim. Hình 1 cho thấy cung lượng tim, được biểu diễn dưới dạng chỉ số tim, ở các độ tuổi khác nhau. Chỉ số tim tăng lên nhanh đến một mức lớn hơn 4L/phút/m2 lúc 10 tuổi và giảm xuống đến khoảng 2.4 L/phút/m2 ở tuổi 80. Chúng ta sẽ giải thích nó sau trong loạt bài viết này là do cung lượng tim được điều hòa trong suốt đời sống gần như tỷ lệ với hoạt động chuyển hóa tổng quan. Vì thế, chỉ số tim giảm là chỉ điểm cho sự giảm hoạt động và/hoặc giảm khối cơ theo tuổi.

Sự kiểm soát cung lượng tim bởi hồi lưu tĩnh mạch – cơ chế Frank-Starling của tim
Mặc dù chức năng tim rõ ràng là cần thiết trong xác định cung lượng tim nhưng nhiều yếu tố khác nhau của tuần hoàn ngoại vi mà ảnh hưởng đến lưu lượng máu vào trong tim từ các tĩnh mạch (được gọi là hồi lưu tĩnh mạch [venous return]), bình thường sẽ là các sự kiểm soát chủ yếu của cung lượng tim.
Nguyên nhân chủ yếu mà tại sao các yếu tố ngoại vi thường rất quan trọng trong sự kiểm soát cung lượng tim đó là tim có một cơ chế gắn liền mà bình thường sẽ cho phép nó bơm một cách tự động lượng máu chảy từ các tĩnh mạch vào trong tâm nhĩ phải. Cơ chế này, được gọi là định luật Frank-Starling của tim (Frank-Starling law of the heart), đã được nói đến trong bài viết trước của mình. Về cơ bản, định luật này phát biểu rằng khi các lượng máu tăng lên đổ vào trong tim thì thể tích máu tăng lên sẽ làm căng các thành của buồng tim. Như là kết quả của sự căng lên này, cơ tim sẽ co với lực lớn hơn và hoạt động này sẽ giúp tống thêm lượng máu mà đã đi vào từ tuần hoàn hệ thống. Vì thế, máu mà chảy vào trong tim thì tự động được bơm đi (mà không trì hoãn) vào trong động mạch chủ và chảy lại qua hệ thống tuần hoàn.
Một yếu tố quan trọng khác, đã được nói đến trong các bài viết trước của mình, đó là sự căng lên của tim sẽ gây ra một sự tăng lên trong tần số tim. Sự căng của nút xoang (sinus node) trong thành nhĩ phải có một tác động trực tiếp lên tính nhịp điệu của nút xoang để làm tăng tần số tim lên 10% đến 15%. Ngoài ra, tâm nhĩ phải căng sẽ khởi động một phản xạ thần kinh được gọi là phản xạ Bainbridge (Bainbridge reflex), đi đến trung tâm vận mạch của não trước và sau đó quay trở lại tim bởi các dây thần kinh giao cảm và lang thang, tác động này cũng làm tăng tần số tim.
Dưới hầu hết các tình trạng không stress (unstressed conditions) bình thường thì cung lượng tim được kiểm soát chủ yếu bởi các yếu tố ngoại vi mà giúp xác định hồi lưu tĩnh mạch. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ bàn luận đến sau trong loạt bài viết này, nếu như lượng máu trở về trở nên nhiều hơn lượng mà tim có thể bơm thì tim sẽ trở thành yếu tố giới hạn mà giúp xác định cung lượng tim.
1. Cung lượng tim là tổng của lưu lượng máu tất cả các mô
Hồi lưu tĩnh mạch trở về tim là tổng của tất cả các lưu lượng máu cục bộ qua tất cả các thành phần mô riêng rẽ của hệ thống tuần hoàn ngoại vi (Hình 2). Vì thế, sự điều hòa cung lượng tim bình thường là tổng các sự điều hòa lưu lượng máu cục bộ.

Các cơ chế của điều hòa lưu lượng máu cục bộ đã được nói đến trong bài viết trước của mình. Trong hầu hết các mô, lưu lượng máu tăng gần tỷ lệ với sự chuyển hóa của mỗi mô. Ví dụ, lưu lượng máu cục bộ gần như luôn luôn tăng khi sự tiêu thụ oxygen mô tăng lên; tác động này được được trình bày trong Hình 3 cho các mức độ luyện tập thể dục khác nhau. Chú ý rằng ở mỗi mức công đầu ra tăng lên trong suốt quá trình luyện tập thể thao thì sự tiêu thụ oxygen và cung lượng tim tăng song song với nhau.

Tóm lại, cung lượng tim thường được xác định bởi tổng của tất cả các yếu tố khác nhau trên khắp cơ thể mà kiểm soát lưu lượng máu cục bộ. Tất cả các lưu lượng máu cục bộ hợp lại để hình thành nên hồi lưu tĩnh mạch và tim tự động bơm lượng máu trở về này quay trở lại vào trong các động mạch để chảy qua hệ thống tuần hoàn một lần nữa.
Cung lượng tim thay đổi tỷ lệ nghịch với tổng sức cản ngoại vi khi áp suất động mạch không thay đổi. Hình 4 thì giống với Hình 5 trong bài viết trước của mình. Nó được thể hiện lại ở đây để minh họa một nguyên lý cực kỳ quan trọng trong kiểm soát cung lượng tim: Dưới nhiều tình trạng, mức cung lượng tim dài hạn thay đổi một cách tương ứng với các sự thay đổi trong tổng sức cản ngoại vi khi áp suất động mạch thì không thay đổi. Chú ý trong Hình 4 rằng là khi tổng sức cản ngoại vi hoàn toàn bình thường (ở mức đánh dấu 100% trong hình) thì cung lượng tim cũng bình thường. Sau đó, khi tổng sức cản ngoại vi tăng lên trên mức bình thường thì cung lượng tim sẽ giảm xuống; ngược lại, khi tổng sức cản ngoại vi giảm xuống thì cung lượng tim tăng lên. Ai cũng có thể dễ dàng hiểu được hiện tượng này bằng cách nhớ lại một trong các dạng của định luật Ohm, như được thể hiện trong bài viết trước của mình.


Vì thế, bất cứ khi nào mức tổng sức cản ngoại vi dài hạn thay đổi (nhưng không có các sự thay đổi chức năng khác của hệ thống tuần hoàn) thì cung lượng tim sẽ thay đổi về lượng một cách chính xác theo hướng ngược lại.
2. Các giới hạn của cung lượng tim
Có các giới hạn xác định đối với lượng máu mà tim có thể bơm, điều mà có thể được biểu diễn về lượng ở dạng các đường cong cung lượng tim (cardiac output curves)
Hình 5 biểu diễn đường cong cung lượng tim bình thường, cho thấy cung lượng tim mỗi phút ở mỗi mức áp suất nhĩ phải. Đây là một loại đường cong chức năng tim mà đã được nói đến trong bài viết trước của mình. Chú ý rằng mức cao nguyên (plateau level) của đường cong cung lượng tim bình thường này là khoảng 13 L/phút, 2.5 lần so với cung lượng tim bình thường là khoảng 5 L/phút. Điều này có nghĩa là tim người bình thường, thực hiện chức năng khi mà không có bất cứ kích thích đặc biệt nào, thì có thể bơm một hồi lưu tĩnh mạch lên đến 2.5 lần so với hồi lưu tĩnh mạch bình thường trước khi tim trở thành một yếu tố giới hạn trong sự kiểm soát cung lượng tim.

Được thể hiện trong Hình 5 là một số đường cong cung lượng tim đối với các quả tim mà không bơm máu một cách bình thường. Các đường cong trên cùng nhất là đối với các quả tim quá hiệu quả (hypereffective hearts) mà bơm máu tốt hơn bình thường. Các đường cong thấp nhất là các quả tim dưới hiệu quả (hypoeffective hearts) mà bơm máu ở các mức bên dưới bình thường.
3. Các yếu tố mà tạo ra một quả tim quá hiệu quả
Hai loại yếu tố mà có thể làm cho một quả tim trở nên bơm máu mạnh hơn bình thường là sự kích thích thần kinh và sự phì đại của cơ tim.
Sự kích thích thần kinh có thể làm tăng khả năng bơm máu của tim. Trong bài viết trước, chúng ta đã thấy rằng sự kết hợp của kích thích giao cảm và sự ức chế phó giao cảm sẽ thực hiện hai thứ để làm tăng tính hiệu quả bơm máu của tim: (1) nó làm tăng đáng kể tần số tim – đôi khi, ở những người trẻ, từ một mức bình thường là 72 nhịp/phút lên đến 180 đến 200 nhịp/phút – và (2) nó làm tăng sức co của cơ tim (được gọi là tăng khả năng co [increased contractility]) đến hai lần so với bình thường. Kết hợp hai yếu tố này, sự kích thích thần kinh tối đa của tim có thể tăng mức cao nguyên của đường cong cung lượng tim đến gần hai lần so với mức cao nguyên của đường cong bình thường như được thể hiện bởi mức 25 L/phút của đường cong trên cùng nhất trong Hình 5.
Phì đại tim có thể làm tăng tính hiệu quả bơm máu. Một sự tăng tải dài hạn nhưng không nhiều đến nỗi dư tải để làm tổn thương tim thì sẽ làm cho cơ tim tăng khối lượng và sức co giống như cách mà luyện tập thể dục mạnh làm cho các cơ xương phì đại. Ví dụ, các tim của các vận động viên marathon có thể được tăng khối lượng lên 50% đến 75%. Yếu tố này làm tăng mức cao nguyên của đường cong cung lượng tim, đôi khi là 60% đến 100% và vì thế cho phép tim bơm máu nhiều hơn nhiều so với các lượng cung lượng tim bình thường.
Khi kết hợp sự kích thích thần kinh của tim và phì đại, như xảy ra ở các vận động viên marathon, thì tổng tác động có thể cho phép tim bơm máu lên đến 30 đến 40 L/phút, khoảng 2.5 lần so với mức mà có thể đạt được ở người trung bình. Mức bơm máu tăng lên này là một trong các yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định thời gian chạy của vận động viên.
4. Các yếu tố tạo thành quả tim dưới hiệu quả
Bất kỳ yếu tố nào mà làm giảm khả năng bơm máu của tim sẽ gây ra tính dưới hiệu quả (hypoeffectivity). Một số trong số các yếu tố mà có thể làm giảm khả năng của tim bơm máu là như sau:
- Tăng áp suất động mạch mà tim phải bơm máu kháng lại, như trong tăng huyết áp nặng
- Sự ức chế kích thích thần kinh của tim
- Các yếu tố bệnh lý mà làm gây ra nhịp tim bất thường hay tần số tim bất thường
- Tắc động mạch vành, gây ra đau tim (nhồi máu cơ tim)
- Bệnh van tim
- Bệnh tim bẩm sinh
- Viêm cơ tim, một sự viêm nhiễm của cơ tim
- Hạ oxy tim
Sự điều hòa hệ thống thần kinh của cung lượng tim
Tầm quan trọng của hệ thống thần kinh trong duy trì áp suất động mạch khi các mạch máu ngoại vi bị giãn và hồi lưu tĩnh mạch và cung lượng tim tăng lên. Hình 6 cho thấy một sự khác biệt quan trọng trong sự kiểm soát cung lượng tim khi có hoặc không có một hệ thống thần kinh tự động đang thực hiện chức năng. Các đường cong liền nét cho thấy tác động của sự giãn mạch mạnh trong các mạch máu ngoại vi ở con chó bình thường được gây ra bởi sự dùng thuốc dinitrophenol, chất mà gần như làm tăng chuyển hóa của tất cả các mô cơ thể lên khoảng 4 lần. Với các cơ chế kiểm soát thần kinh còn hoạt động thì việc giãn tất cả các mạch máu ngoại vi thì hầu như không gây ra sự thay đổi trong áp suất động mạch nhưng làm tăng cung lượng tim lên gần 4 lần. Tuy nhiên, sau khi sự kiểm soát tự động của hệ thống thần kinh bị chặn thì sự giãn của các mạch máu với dinitrophenol (các đường cong nét đứt) sau đó gây ra một sự giảm sâu trong áp suất động mạch xuống khoảng 1/2 so với bình thường và cung lượng tim chỉ tăng khoảng 1.6 lần thay vì 4 lần.

Vì thế, sự suy trì một áp suất động mạch bình thường bởi các phản xạ của hệ thống thần kinh, bằng các cơ chế được giải thích trong các bài viết trước của mình, là cần thiết để đạt được các cung lượng tim cao khi các mô ngoại vi làm giãn các mạch máu của chúng để tăng hồi lưu tĩnh mạch.
Tác động của hệ thống thần kinh làm tăng áp suất động mạch trong suốt quá trình luyện tập thể dục. Trong suốt quá trình luyện tập thể dục, các sự tăng lên mạnh trong chuyển hóa trong các cơ xương hoạt động gây ra sự giãn của các tiểu động mạch cơ để cho phép đủ lượng oxygen và các chất dinh dưỡng khác cần để duy trì sự co cơ. Điều này làm giảm đáng kể tổng sức cản ngoại vi này, điều mà bình thường cũng sẽ làm giảm áp suất động mạch nữa. Tuy nhiên, hệ thống thần kinh ngay lập tức đền bù lại. Cùng hoạt động của não mà gửi các tín hiệu vận động đến các cơ gửi đồng thời các tín hiệu vào trong các trung tâm thần kinh tự động của não để kích thích hoạt động tuần hoàn, gây ra sự co tĩnh mạch lớn, tăng tần số tim và tăng sức co của tim. Tất cả các sự thay đổi này tác động cùng với nhau để làm tăng áp suất động mạch lên trên mức bình thường, điều mà cuối cùng sẽ đẩy thậm chí còn nhiều máu hơn nữa qua cơ đang hoạt động.
Tóm lại, khi các mạch máu mô cục bộ giãn và làm tăng hồi lưu tĩnh mạch và cung lượng tim trên mức bình thường thì hệ thống thần kinh đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn cản áp suất động mạch không giảm một cách khủng khiếp đến các mức thấp. Trong suốt quá trình luyện tập thể dục, hệ thống thần kinh thậm chí còn hoạt động mạnh hơn nữa, cung cấp thêm các tín hiệu để nâng áp suất động mạch lên trên mức bình thường, điều mà đóng vai trò làm tăng cung lượng tim thêm 30% đến 100%.
1. Các cung lượng tim cao hoặc thấp một cách bệnh lý
Nhiều bất thường lâm sàng có thể tao ra các cung lượng tim cao hoặc thấp. Một số quan trọng hơn trong số các cung lượng tim bất thường này thì được thể hiện trên Hình 7.

a. Cung lượng tim cao được gây ra bởi tổng sức cản ngoại vi giảm
Phía bên trái của Hình 7 xác định các tình trạng mà gây ra các cung lượng tim cao bất thường. Một trong số các đặc điểm phân biệt của các tình trạng này là tất cả chúng đều được tạo ra từ sự giảm mạn tính tổng sức cản ngoại vi (chronically reduced total peripheral resistance). Không có tình trạng nào trong số chúng là do chính sự kích thích quá mức của tim, điều mà chúng ta sẽ giải thích ngay sau đây. Hãy xem một số tình trạng mà có thể làm giảm sức cản ngoại vi và cùng lúc đó làm tăng cung lượng tim đến trên mức bình thường.
1. Bệnh Beriberi. Bệnh này được gây ra bởi sự thiếu hụt lượng vitamin thiamine (vitamin B1) trong chế độ ăn. Thiếu vitamin này gây ra sự suy giảm khả năng của các mô trong việc sử dụng các chất dinh dưỡng của tế bào và các cơ chế kiểm soát lưu lượng máu mô cục bộ cuối cùng sẽ gây ra sự giãn mạch đền bù đáng kể. Đôi khi tổng sức cản ngoại vi giảm xuống ít đến mức còn một nửa so với bình thường. Cuối cùng, các mức hồi lưu tĩnh mạch và cung lượng tim dài hạn cũng có thể tăng đến hai lần so với giá trị bình thường.
2. Nối thông động tĩnh mạch (arteriovenous [AV] fistula [shunt]). Trước đây, chúng ta đã chỉ ra rằng bất cứ khi nào mà một nối thông xuất hiện giữa một động mạch lớn và một tĩnh mạch lớn thì các lượng máu lớn sẽ chảy một cách trực tiếp từ động mạch vào trong tĩnh mạch. Điều này cũng làm giảm một cách đáng kể tổng sức cản ngoại vi và tương tự, làm tăng hồi lưu tĩnh mạch và cung lượng tim.
3. Cường giáp (hyperthyroidism). Trong cường giáp, sự chuyển hóa của hầu hết các mô của cơ thể trở nên tăng một cách đáng kể. Sự sử dụng oxygen tăng lên và các sản phẩm giãn mạch được giải phóng từ các mô. Vì thế, tổng sức cản ngoại vi giảm đáng kể do các phản ứng kiểm soát lưu lượng máu mô cục bộ trên khắp cơ thể; kết quả, hồi lưu tĩnh mạch và cung lượng tim thường tăng đến 40% đến 80% trên mức bình thường.
4. Thiếu máu (anemia). Trong thiếu máu, 2 tác động ngoại vi đáng kể làm giảm đáng kể tổng sức cản ngoại vi. Một trong số các tác động này là độ đặc của máu giảm, do sự giảm của nồng độ các tế bào hồng cầu. Tác động còn lại là sự giảm vận chuyển oxygen đến các mô, điều mà gây ra sự giãn mạch cục bộ. Kết quả, cung lượng tim tăng lên một cách đáng kể.
Bất cứ yếu tố nào khác mà làm giảm tổng sức cản ngoại vi dài hạn cũng làm tăng cung lượng tim nếu như áp suất động mạch không giảm quá nhiều.
b. Cung lượng tim thấp
Hình 7 cho thấy ở bên phải ngoài cùng một vài các tình trạng mà gây ra cung lượng tim thấp bất thường. Các tình trạng này rơi vào trong 2 loại: (1) các bất thường mà làm giảm tính hiệu quả bơm máu của tim; và (2) các bất thường mà làm giảm hồi lưu tĩnh mạch.
Cung lượng tim giảm được gây ra bởi các yếu tố tim. Bất cứ khi nào mà tim trở nên tổn thương nặng thì bất kể nguyên nhân là gì thì mức giới hạn bơm máu có thể giảm xuống bên dưới mức mà cần cho lưu lượng máu đầy đủ đến các mô. Một số ví dụ cho tình trạng này bao gồm: (1) tắc nghiêm trọng mạch máu vành và nhồi máu cơ tim xảy ra kế tiếp; (2) bệnh van tim nặng; (3) viêm cơ tim; (4) chèn ép tim và (5) các rối loạn chuyển hóa tim. Các tác động của một vài trong số các tình trạng này được thể hiện ở phía bên phải trong Hình 7, cho thấy kết quả là các cung lượng tim thấp.
Khi cung lượng tim giảm xuống thấp đến nỗi các mô trên khắp cơ thể bắt đầu trải qua sự thiếu hụt dinh dưỡng thì tình trạng được gọi là shock tim (cardiac shock). Tình trạng này sẽ được nói đến trong các bài viết sau của mình trong mối liên hệ với suy tim nhé.
Cung lượng tim giảm gây ra bởi các yếu tố ngoại vi không do tim – hồi lưu tĩnh mạch giảm. Bất cứ điều gì mà can thiệp đến hồi lưu tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến cung lượng tim giảm. Một số trong số các yếu tố này là như sau:
1. Thể tích máu giảm (decreased blood volume). Yếu tố ngoại vi không do tim thường gặp nhất mà dẫn đến cung lượng tim giảm là giảm thể tích máu, thường do mất máu. Mất máu có thể làm giảm sự đổ đầy của hệ thống mạch máu đến một mức thấp đễn nỗi mà không đủ máu trong các mạch máu ngoại vi để tạo ra các áp suất mạch máu đủ cao để đẩy máu quay trở lại tim.
2. Giãn tĩnh mạch cấp tính (acute venous dilation): Giãn tĩnh mạch cấp tính xảy ra thường xuyên nhất khi mà hệ thống thần kinh giao cảm đột ngột trở nên bất hoạt. Ví dụ, ngất thường xảy ra khi mất đột ngột hoạt động của hệ thống thần kinh giao cảm, điều mà làm cho các mạch máu có khả năng giãn ngoại vi, đặc biệt là các tĩnh mạch, bị giãn đáng kể. Sự giãn này làm giảm áp suất đổ đầy của hệ thống mạch máu bởi vì thể tích máu không thể tạo đủ áp suất trong các mạch máu ngoại vi mềm nhũn bây giờ nữa. Kết quả, máu trữ lại trong các mạch máu mà không trở về tim nhanh như bình thường.
3. Sự tắc của các tĩnh mạch lớn. Trong các trường hợp hiếm, các tĩnh mạch lớn dẫn vào trong tim trở nên bị tắc và máu trong các mạch máu ngoại vi không thể chảy lại vào trong tim. Kết quả, cung lượng tim giảm xuống đáng kể.
4. Khối lượng mô giảm, đặc biệt là giảm khối lượng cơ xương. Với sự già đi bình thường hoặc với các giai đoạn không hoạt động thể chất kéo dài thì một sự giảm trong kích thước của cơ xương thường xảy ra. Sự giảm này cuối cùng sẽ làm giảm tổng tiêu thụ oxygen và các nhu cầu lưu lượng máu của các cơ, gây ra một sự giảm trong lưu lượng máu của cơ xương và cung lượng tim.
5. Tốc độ chuyển hóa của các mô giảm. Nếu như tốc độ chuyển hóa của mô bị giảm xuống, như xảy ra trong cơ xương trong suốt thời gian nằm nghỉ trên giường kéo dài, thì sự tiêu thụ oxygen và các nhu cầu dinh dưỡng của các mô cũng sẽ thấp hơn, điều này làm giảm lưu lượng máu đến các mô, gây ra sự giảm trong cung lượng tim. Các tình trạng khác, như suy giáp, cũng có thể làm giảm tốc độ chuyển hóa và vì thế giảm lưu lượng máu mô và cung lượng tim.
Bất kể nguyên nhân của cung lượng tim thấp là gì, liệu nó là một yếu tố ngoại vi hay là yếu tố tim thì nếu như cung lượng tim bất cứ khi nào giảm xuống bên dưới mức cần cho dinh dưỡng đầy đủ của các mô thì người đó được nói là trải qua shock tuần hoàn (circulatory shock). Tình trạng có thể gây tử vong trong một vài phút đến một vài giờ. Shock tuần hoàn là một vấn đề lâm sàng quan trọng đến nỗi nó sẽ được bàn đến trong các bài viết sau của mình nhé.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !!!