Cẳng tay (forearm) là một phần của chi trên mà mở ra giữa khớp khuỷu và khớp cổ tay. Ở phía gần, hầu hết các cấu trúc chính đi giữa cánh tay và cẳng tay qua hoặc trong mối liên hệ với hố trụ, là cấu trúc nằm phía trước khớp khuỷu (Hình 1). Ngoại lệ là thần kinh trụ, là thần kinh đi phía sau mỏm trên lồi cầu ngoài của xương cánh tay.

Ở phía xa, các cấu trúc đi giữa cẳng tay và bàn tay qua hoặc ở phía trước ống cổ tay (Hình 1). Ngoại lệ quan trọng là động mạch quay, là động mạch đi quanh phía sau cổ tay để đi vào trong bàn tay ở phía sau.
Hệ thống xương của cẳng tay bao gồm 2 xương song song, là xương quay và xương trụ (Hình 1 và Hình 2B). Xương quay nằm ở vị trí phía ngoài và nhỏ ở phía gần, nơi mà nó khớp với xương cánh tay, và lớn ở phía xa, nơi mà nó hình thành nên khớp cổ tay với các xương cổ tay của bàn tay.

Xương trụ thì nằm ở phía bên trong của cẳng tay và các kích thước gần và xa của nó thì ngược lại so với xương quay: xương trụ thì lớn ở phía gần và nhỏ ở phía xa. Các khớp gần và xa giữa xương quay và xương trụ cho phép đầu xa của xương quay có thể di chuyển qua lại trên đầu lân cận của xương trụ, tạo thành các động tác sấp và ngửa của bàn tay (cẳng tay).
Giống như trong cánh tay, cẳng tay được chia thành các khoang trước và sau (Hình 1). Trong cẳng tay, các khoang này được phân chia bởi:
- Một vách gian cơ ngoài, là thành phần cấu trúc mà đi từ bờ trước của xương quay đến mạc sâu bao quanh chi;
- Một màng gian cốt mà nối các bờ lân cận của xương quay và xương trụ dọc theo gần hết chiều dài của chúng;
- Sự bám của mạc sâu dọc theo bờ sau của xương trụ.
Các cơ trong khoang cẳng tay trước của cẳng tay giúp gấp cổ tay và các ngón tay và sấp bàn tay. Các cơ trong khoang sau giúp duỗi cổ tay và các ngón tay và ngửa bàn tay. Các thần kinh và mạch máu chính sẽ chi phối hoặc đi qua mỗi khoang.
Các xương
Thân và đầu xa xương quay
Thân của xương quay thì hẹp ở phía gần, nơi mà nó liên tục với lồi củ xương quay và cổ xương quay, và rộng hơn nhiều ở phía xa, nơi mà nó mở rộng để hình thành nên đầu xa xương quay (Hình 2).
Trên hầu hết chiều dài của nó, thân xương quay có hình tam giác trên thiết diện cắt ngang, với:
- Ba bờ (trước, sau và gian cốt)
- Ba mặt (trước, sau và ngoài)
Bờ trước (anterior border) bắt đầu trên mặt trong của xương như là một sự liên tục của lồi củ xương quay. Trong một phần ba trên của xương, nó đi chéo qua thân xương, từ phía bên trong ra phía bên ngoài, dưới dạng đường chếch của xương quay. Bờ sau (posterior border) thì chỉ rõ ràng ở một phần ba giữa của xương. Bờ gian cốt (interosseous border) thì sắc và là vị trí bám cho màng gian cốt, là thành phần cấu trúc nối xương quay với xương trụ.
Các mặt trước và sau của xương quay nhìn chung là trơn láng, ngược lại, một diện xù xì hình bầu dục cho sự bám của cơ sấp tròn xuất hiện gần giữa mặt ngoài của xương quay.
Khi nhìn từ phía trước, đầu xa của xương quay thì rộng và hơi dẹt theo phía trước-sau (Hình 2). Kết quả, xương quay có các mặt trước và sau rộng và mặt trong và mặt ngoài hẹp. Mặt trước của nó thì trơn láng và không có các dấu mốc đáng chú ý, trừ mào sắc nổi bật mà hình thành nên bờ ngoài của nó.
Mặt sau (posterior surface) của xương quay được đặc trưng bởi sự có mặt của một lồi sau (dorsal tubercle) lớn, đóng vai trò như là một ròng rọc cho gân của một trong số các cơ duỗi của ngón tay cái (cơ duỗi dài ngón tay cái). Mặt trong được đánh dấu bởi một diện nổi bật cho sự khớp với đầu xa của xương trụ (Hình 2). Mặt ngoài (lateral surface) của xương quay có hình thoi và mở về phía xa dưới dạng mỏm trâm quay (radial styloid process).
Đầu xa của xương được đánh dấu bởi hai diện khớp với hai xương cổ tay (xương thuyền và xương bán nguyệt).
Thân và đầu xa xương trụ

Thân của xương trụ thì rộng ở phía trên, nơi mà nó liên tục với đầu gần lớn và hẹp ở phía xa để hình thành nên một đầu xa nhỏ (Hình 3). Giống như xương quay, thân xương trụ có hình tam giác trên thiết diện cắt ngang và có:
- Ba bờ (trước, sau và gian cốt)
- Ba mặt (trước, sau và trong)
Bờ trước (anterior border) thì trơn láng và tù. Bờ sau (posterior border) thì sắc và có thể sờ được dọc theo toàn bộ chiều dài của nó. Bờ gian cốt (interosseous border) thì cũng sắc và là chỗ bám cho màng gian cốt, là thành phần cấu trúc nối xương trụ với xương quay.
Mặt trước (anterior surface) của xương trụ thì trơn láng, trừ phía xa, nơi mà có một đường xù xì nổi bật cho sự bám của cơ sấp vuông. Mặt trong (medial surface) thì trơn láng và không có đặc điểm nổi bật. Mặt sau (posterior surface) thì được đánh dấu bởi các đường, là các thành phần giúp phân tách các vùng bám của các cơ khác nhau vào xương.
Đầu xa của xương trụ thì nhỏ và được đặc trưng bởi một đầu tù và mỏm trâm trụ (ulnar styloid process) (Hình 3). Phần trước-ngoài và xa của đầu được che phủ bởi sụn khớp. Mỏm trâm trụ xuất phát từ phía sau-trong của xương trụ và nhô về phía xa.
Các khớp
Khớp quay-trụ xa (distal radio-ulnar joint)
Khớp quay-trụ xa xuất hiện giữa mặt khớp của đầu xương trụ, với khuyết trụ trên đầu xương quay và với một đĩa khớp sợi, thành phần mà phân tách khớp quay-trụ với khớp cổ tay (Hình 4).

Đĩa khớp hình tam giác được nối bởi đỉnh của nó vào một lõm xù xì trên xương trụ giữa mỏm trâm và diện khớp của đầu xương và bởi đáy của nó vào bờ góc của xương quay giữa khuyết trụ và diện khớp cho các xương cổ tay.
Màng hoạt dịch được nối vào các bờ của khớp quay-trụ xa và được che phủ trên mặt ngoài của nó bởi một bao khớp sợi.
Khớp quay-trụ xa cho phép đầu xa của xương quay di chuyển theo phía trước ngoài qua trên xương trụ.
Màng gian cốt (interosseous membrane)
Màng gian cốt là một tấm sợi mỏng mà kết nối một cách lần lượt các bờ trong và bờ ngoài của xương quay và xương trụ (Hình 4). Các sợi collagen bên trong tấm sợi này đi chủ yếu theo phía xuống dưới từ xương quay đến xương trụ.
Màng gian cốt có một bờ trên tự do, nằm ở ngay dưới lồi củ xương quay và một lỗ tròn nhỏ trong một phần ba xa của màng. Các mạch máu đi giữa các khoang trước và sau ở phía trên bờ trên và qua lỗ dưới.
Màng gian cốt kết nối xương quay và xương trụ mà không hạn chế vận động sấp và ngửa và cung cấp vị trí bám cho các cơ trong các khoang trước và sau. Định hướng của các sợi trong màng gian cốt thì cũng phù hợp với vai trò của nó trong việc truyền lực từ xương quay đến xương trụ và vì thế, cuối cùng, truyền lực từ bàn đến xương cánh tay.
Sự sấp và ngửa bàn tay (pronation and supination)
Sự sấp và ngửa của bàn tay diễn ra hoàn toàn trong cẳng tay và liên quan đến sự xoay của xương quay tại khớp khuỷu và sự vận động của đầu xa xương quay trên xương trụ (Hình 5).

Ở khớp khuỷu, diện khớp trên của đầu xương quay xoay trên chỏm con trong khi, cùng lúc đó, diện khớp ở phía bên của đầu xương quay trượt trên khuyết quay của xương trụ và các vùng lân cận của bao khớp và dây chằng vòng của xương quay. Ở khớp quay-trụ xa, khuyết trụ của xương quay trượt ra phía trước trên mặt lồi của đầu xương trụ. Trong suốt các vận động này, các xương được giữ lại với nhau bởi:
- Dây chằng vòng của xương quay ở khớp quay-trụ gần
- Màng gian cốt dọc theo các chiều dài của xương trụ và xương quay
- Đĩa khớp ở khớp quay-trụ xa (Hình 5).
Bởi vì bàn tay khớp chủ yếu với xương quay nên sự chuyển vị trí của đầu xa xương quay vào phía bên trong, qua trên xương trụ làm di chuyển bàn tay từ vị trí mặt lòng phía trước (ngửa) thành vị trí mặt lưng phía sau (sấp).
Có hai cơ ngửa và hai cơ sấp bàn tay (Hình 5).
Các cơ liên quan đến vận động sấp và ngửa
Cơ nhị đầu cánh tay (biceps brachii). Cơ nhị đầu cánh tay, cơ lớn nhất trong số 4 cơ mà giúp sấp và ngửa bàn tay, là một cơ ngửa mạnh cũng như là một cơ gấp mạnh của khớp khuỷu. Nó hiệu quả nhất dưới dạng một cơ ngửa khi mà cẳng tay được gấp lại.
Cơ ngửa (supinator). Cơ thứ hai trong số các cơ liên quan đến vận động ngửa là cơ ngửa. Nằm trong khoang cẳng tay sau. Nó có một nguyên ủy rộng từ mào cơ sấp và mỏm trên lồi cầu ngoài của xương cánh tay và từ các dây chằng liên quan với khớp khuỷu.
Cơ ngửa vòng quanh mặt sau và mặt ngoài của một phần ba trên xương quay để bám vào thân xương quay ở phía trên đường chếch.
Cả gân của cơ nhị đầu cánh tay và cơ sấp đều trở nên quấn quanh đầu gần của xương quay khi bàn tay sấp (Hình 5). Khi chúng co lại, chúng tháo quấn khỏi xương, tạo ra vận động ngửa của bàn tay.
Cơ sấp tròn và cơ sấp vuông (pronator teres and pronator quadratus). Động tác sấp do hoạt động của cơ sấp tròn và cơ sấp vuông (Hình 5). Cả hai cơ này đều nằm trong khoang cẳng tay trước:
- Cơ sấp tròn đi từ mỏm trên lồi cầu trong của xương cánh tay đến mặt ngoài của xương quay, gần giữa thân xương.
- Cơ sấp vuông mở ra giữa các mặt trước của các đầu xa của xương quay và xương trụ.
Khi các cơ này co lại, chúng kéo đầu xa của xương quay qua trên xương trụ, gây ra động tác sấp của bàn tay (Hình 5).
Cơ khuỷu (anconeus). Ngoài động tác gấp và duỗi giống bản lề tại khớp khuỷu, một ít sự dạng đầu xa của xương trụ cũng xảy ra và giúp duy trì vị trí của bàn tay trên một trục trung tâm trong suốt động tác sấp (Hình 6). Cơ liên quan đến chuyển động này là cơ khuỷu, là thành phần cơ có hình tam giác trong khoang cẳng tay sau mà đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài đến mặt ngoài của đầu gần của xương trụ.

Các bạn có thể xem bài viết mới trên Facebook tại đây nhé: https://www.facebook.com/profile.php?id=61550892771585
Các bạn có thể xem bài viết trước tại đây nhé: https://docsachxyz.com/giai-phau-vung-chi-tren-khop-khuyu-va-ho-tru/
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé !!!